Khám mắt định kỳ

Việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng. Các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám mắt ít nhất 3 lần mỗi năm...

Tổ chức khám chữa bệnh mắt miễn phí

Ngày 27/07 vừa qua, tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc khám chữa bệnh miễn phí được tổ chức...

Phòng khám mắt uy tín

Phòng khám ABC là một phòng khám uy tín với nhân viên tận tình, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Bà bầu cận thị dễ bị bong võng mạc khi sinh.

Có bầu 3 tháng, chị Nhung (Thanh Trì, Hà Nội) đi khám mắt thì được phát hiện có vài tổn thương ở ngoại vi võng mạc. Bác sĩ đã gia cố bằng laze và chỉ định chị phải sinh mổ bởi việc rặn đẻ có thể khiến chị bị bong võng mạc dẫn tới mù lòa.



Dù vậy, sau ca mổ đẻ, chị Nhung vẫn bị bong võng mạc. Vì thế, thời gian sau sinh, thay vì được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và chăm sóc con, chị phải vào bệnh viện phẫu thuật vài lần để điều trị bệnh.
Bác sĩ Elena Pogodina, chuyên gia cao cấp các bệnh về đáy mắt của Bệnh viện mắt Quốc tế Việt Nga, cho biết, đây là một trong những thai phụ gặp biến chứng bong võng mạc được điều trị tại viện. Theo bà Elena, chị Nhung bị cận thị nặng, nếu đi khám sớm hơn, từ tháng thứ nhất hay thứ 2 của thai kỳ thì phương pháp gia cố võng mạc bằng laze sẽ giúp chị không gặp biến chứng trên.
Bác sĩ cho biết, bong võng mạc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù và là một trong những bệnh lý phức tạp nhất trong ngành nhãn khoa.
 
Bác sĩ Elena Pogodina đang khám mắt cho một phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8. Ảnh: MT.
Ở các bà bầu, nhất là những người có các tật khúc xạ ở mắt như cận, viễn thị hay bị tiểu đường hoặc từng có chấn thương mắt thì nguy cơ bị bong võng mạc gấp tới 4 lần người bình thường.
Giải thích điều này, bà Elena cho biết, bong võng mạc thực chất là một biến chứng của các bệnh khác như xuất huyết mắt, thoái hóa võng mạc ngoại vi… Đặc biệt, ở bệnh nhân cận thị, do trục nhãn cầu bị kéo dài nhiều năm, võng mạc bị dãn mỏng và thoái hóa, trở nên yếu ớt trước những tác động cơ học. Một trong những tác động đó chính là quá trình sinh nở. Việc rặn đẻ sẽ tạo một áp lực rất lớn đến cho cơ thể sản phụ, trong đó có mắt và sẽ làm tăng nguy cơ bong võng mạc ở sản phụ – nhất là người cận thị – lên nhiều lần.
Tuy nhiên, nếu những tổn thương võng mạc được phát hiện sớm, tốt nhất là ngay ở tháng đầu của thai kỳ, bệnh nhân chỉ cần trải qua một lần điều trị gia cố võng mạc bằng laze trong 15 phút thì có thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ này. Đây là một phương pháp điều trị không đau, không chảy máu, chỉ tác động lên vùng ngoại vi của mắt nên sẽ không ảnh hưởng cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Bác sĩ khuyến cáo, điều nguy hiểm là ở Việt Nam, hầu như rất ít thai phụ hiểu biết về bệnh bong võng mạc và chú ý đến việc khám mắt khi mang thai. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu gì để nhận biết bà bầu có thể gặp nguy cơ này khi sinh. Bởi vậy, tốt nhất, thai phụ cần phải đi khám đáy mắt ít nhất một lần trong toàn bộ thai kỳ, riêng với bệnh nhân cận thị hoặc tiểu đường cần khám mỗi 3 tháng một lần.
Ngày 20/10, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga sẽ tổ chức khám miễn phí cho 200 thai phụ bị cận thị (từ 2 đi-ốp trở lên). Ngoài ra, bệnh viện sẽ hỗ trợ một nửa số chi phí khám chuyên sâu và 1/5 chi phí điều trị. Để đăng ký khám, bạn có thể gọi đến số điện thoại: 04 3793 1968 (máy lẻ 103) hoặc 098 333 5695

Nguồn : http://demo.vmms.vn/matvietnga/ba-bau-can-thi-de-bi-bong-vong-mac-khi-sinh-2-3273.html

Xử lí nhanh khi bị bỏng mắt

Những trường hợp bỏng mắt thường là do bị hoá chất bắn, đổ vào và gây những tổn thương sâu, nếu không kịp thời xử trí, thị lực sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, thậm chí phải bỏ hẳn con mắt bị bỏng.
Theo Bác sĩ Nguyễn Như Lâm, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia, bỏng mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên.
Không chỉ những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, acid như người bán hoá chất, thợ làm acquy… có nguy cơ bị bỏng do hoá chất bắn vào mắt, mà còn có một số học sinh bị bỏng khi thực tập phòng thí nghiệm…
Thông thường, bỏng hoá chất hay gặp nhất là bỏng acid sulfuric, acid clohydric, acid hữu cơ và kiềm (xút, nước vôi…). Bỏng mắt do hoá chất có thể nặng hay nhẹ tuỳ vào bản chất, hoàn cảnh xảy ra tai nạn, lượng hoá chất bắn vào mắt…
Khi mắt bị bỏng hoá chất, các tổn thương nông và nhỏ có thể tự khỏi, nhưng đối với các trường hợp nặng có thể gây sẹo giác mạc, glôcom thứ phát, viêm nội nhãn, đục thủy tinh thể, sẹo và biến dạng mi…
Sơ cứu như thế nào?
– Không được đưa tay dụi mắt.
– Nhanh chóng loại bỏ dung dịch hoá chất ra khỏi mắt bằng nước sạch. Có thể vục mặt vào chậu nước sạch rồi chớp chớp mắt liên tục để hoá chất trôi ra khỏi mắt. Nếu trong mắt vẫn còn những hạt vôi nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó ra.
Sau khi sơ cứu, nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được rửa mắt bằng các dung dịch đặc biệt, nhằm đảm bảo không còn hoá chất kết dư trong mắt.
Khi đưa bệnh nhân tới viện, người nhà cũng nên mang theo chai lọ và nhãn mác dung dịch, hoá chất gây chấn thương đến bệnh viện để bác sĩ nhận biết nhanh được loại hoá chất gây bỏng và có hướng xử trí nhanh nhất.

Bước Tiến Mới Trong điều trị bệnh lý giác mạc hình chóp và các bệnh lý giác mạc khác tại Việt Nam.

Bệnh giác mạc hình chóp là một trong những bệnh loạn dưỡng dãn lồi giác mạc và là một trong những chỉ định hàng đầu của phẫu thuật ghép giác mạc. Bệnh được mô tả chi tiết bởi Dr John Nottingham hơn 150 năm trước, tuy nhiên những hiểu biết về cơ chế cũng như điều trị bệnh đạt được rất ít bước tiến trong hàng chục năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu mới về công nghệ và kĩ thuật trong điều trị bệnh, trong khi vẫn dành sự tôn trọng cho các phương pháp truyền thống là sử dụng kính áp tròng và ghép giác mạc trong những giai đoạn muộn.
Giác mạc hình chóp gây bởi tình trạng mỏng nhu mô giác mạc, có thể dẫn đến loạn thị không đều và giảm thị lực. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và tiến triển đến khi trưởng thành trên 30 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp bệnh diễn ra ở cả 2 mắt, trong đó có một mắt sẽ bị nặng hơn. Ở những giai đoạn sớm, thị lực giảm do cận thị và loạn thị không đều. Tuy nhiên khi đến giai đoạn muộn thì thị lực giảm trầm trọng do sẹo giác mạc. Theo thống kê 12-20 % số bệnh nhân giác mạc hình chóp cần được ghép giác mạc để phục hồi thị lực ngay khi tuổi còn trẻ.
 

Trong vài năm trở lại đây đã có sự thay đổi trong quan điểm điều trị bệnh giác mạc hình chóp. Nếu trước đây các phương pháp điều trị tập trung vào việc phục hồi thị lực ở những giai đoạn muộn thì hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng cần phát hiện sớm và ngăn chặn, không để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn.
Phương pháp Collagen cross-linking (CXL) là phương pháp mới nhất trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp tiến triển cùng một số các bệnh lý giác mạc khác như loét giác mạc, tổn thương nội mô sau phẫu thuật và loạn dưỡng giác mạc sau phẫu thuật Lasik. Quy trình điều trị bao gồm gạt biểu mô, nhỏ dung dịch Riboflavin đến khi ngấm toàn bộ nhu mô và chiếu tia cực tím với bước song 370 nm trong 30 phút. Dưới tác dụng của Riboflavin và tia cực tím, các liên kết ngang giữa các sợi collagen cấu tạo nên giác mạc được hình thành. Các liên kết này được hình thành giúp nhu mô giác mạc bền vững hơn trước các tác động cơ học, lý hóa cũng như bền vững hơn trước các enzyme phân hủy, trong khi không thay đổi tính chất trong suốt của giác mạc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều trị các bệnh lý dãn lồi giác mạc như giác mạc hình chóp, loạn dưỡng giác mạc sau phẫu thuật lasik cũng như các bệnh lý khác như loét giác mạc, tổn thương nội mô sau phẫu thuật.
 


Thử nghiệm ứng dụng CXL trên lâm sàng đầu tiên trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp được thực hiện bởi Wollensak và cộng sự. 22 bệnh nhân mắc bệnh giác mạc hình chóp tiến triển được điều trị trong thời gian 3 năm. Trên tất cả các mắt được điều trị, tình trạng tiến triển của bệnh được ngăn chặn. Khúc xạ giác mạc giảm trung bình 2 diop trên 70% số mắt. Kết quả này được khẳng định trong 5 năm theo dõi tiếp theo.
Các nghiên cứu CXL trên lâm sàng được báo cáo trên y văn thế giới có thể tóm tắt trong bảng 1. Các nghiên cứu trên cho thấy không có biến chứng trầm trọng nào trong việc ứng dụng công nghệ này. Phần lớn các biến chứng xảy ra sớm sau điều trị và được giải quyết nhanh chóng nhờ sử dụng kính áp tròng để làm lành biểu mô. Hiện nay CXL đang được nghiên cứu và áp dụng để ngăn chặn sự tiến triển của giác mạc hình chóp tại nhiều nơi trên thế giới.

Tại ViệtNam, từ trước đến nay, bệnh nhân giác mạc hình chóp chỉ có thể được theo dõi, cấp đơn kính kết hợp kính áp tròng để ổn định thị lực. Khi bệnh sang giai đoạn muộn gây sẹo giác mạc thì phương án duy nhất là chỉ định ghép giác mạc để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn giác mạc hiếm đang rất khan hiếm tại ViệtNamcùng với sự phức tạp của quá trình ghép giác mạc khiến cho số lượng bệnh nhân được điều trị ghép giác mạc thành công là rất ít.

Từ tháng 8/2011, bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga trở thành bệnh viện đầu tiên tại ViệtNamáp dụng công nghệ Crosslink trong điều trị các bệnh lý giác mạc. Đây thực sự là một tin vui cho các bác sỹ nhãn khoa cũng như bệnh nhân ViệtNam. Liên kết với viện nghiên cứu các bệnh về Mắt Ufa – Liên Bang Nga, công nghệ Crosslink đã được chuyển giao thành công cho các bác sỹ bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga. Các bệnh lý loạn dưỡng giác mạc, đặc biệt là bệnh giác mạc hình chóp tiến triển có cơ hội đươc điều trị ngay từ những giai đoạn sớm, giúp cải thiện tình trạng khúc xạ và thị lực cho bệnh nhân.

Nguồn : http://demo.vmms.vn/matvietnga/buoc-tien-moi-trong-dieu-tri-benh-ly-giac-mac-hinh-chop-va-cac-benh-ly-giac-mac-khac-tai-viet-nam-3285.html

Bảng 1. Kết quả áp dụng CXL trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp

Tác giả
Loại nghiên cứu
Số lượng Thời gian theo dõi
Kết quả
Biến chứng
Caporrosiet al 14 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 10 mắt /10 bệnh nhân 6 tháng Khúc xạ giác mạc giảm 2.1±0.13 D Không báo cáo
Wittig-Silvaet al 15 Tiến cứu, ngẫu nhiên 66 mắt/ 49 bệnh nhân 12 tháng( 9 bệnh nhân ) Khúc xạ giác mạc giảm 1.45 D Không có biến chứng nghiêm trọng
Hoyer et al16 Hồi cứu 153 mắt/ 111 bệnh nhân 12 tháng (minimum) Khúc xạ giác mạc giảm sau 2 năm 4.34 D 1 trường hợp biến chứng viêm giác mạc được điều trị khỏi
Raiskup-Wolf et al17 Hồi cứu 480 eyes of 272 patients 6 months (tối thiểu) Khúc xạ giác mạc giảm 4.84 D sau năm thứ 3 Không có
Jankov et al 18 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 25 mắt/ 20 bệnh nhân 4–7 tháng Khúc xạ giác mạc giảm 2 D Không có
Vinciguerraet al 19 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 28 mắt/ 28 bệnh nhân 12 tháng Khúc xạ giác mạc giảm 6.07 D Không báo cáo
Grewal et al 20 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 102 bệnh nhân 12 tháng Không thay đổi nhiều về thị lực và khúc xạ giác mạc Không báo cáo
Agrawal21 Hồi cứu 37 mắt/ 25 bệnh nhân 12 tháng (minimum) Khúc xạ giảm trung bình 2.47 D trên 54% số mắt Không báo cáo

Cấu trúc của mắt

Con  mắt có thể gọi là dụng cụ quang học phức tạp .Chức năng của nó là “truyền” đúng hình ảnh vào hệ thần kinh thị giác.
Các chức năng cơ bản của mắt:
– Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
– Là hệ thống thu nhận và “ mã hoá ” thông tin cho đại não.
– Là một cơ quan chức năng,  “phục vụ” cho sự sống con người.






Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.
Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó.
Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:
-         Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc.
-         Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.
-         Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.










Thể thủy tinh giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Nó được treo bởi các dây chằng tròn với cơ thể mi. Giữa giác mạc và thể thủy tinh là thủy dịch, giữa thể thủy tinh và võng mạc là dịch kính. Cả hai chất dịch này giữ cho mắt không bị xẹp.
Chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt được gọi là tiền phòng, đối lại chỗ hõm đóng kín quanh sau mống mắt và phần thắt ngang thủy tinh thể (thấu kính mắt) được gọi là hậu phòng. Cả hai phòng đều chứa đầy thủy dịch.
– Lỗ tròn giữa màng mống mắt được gọi là con ngươi. Phần lớn nhất của hõm sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (corpus vitreum). Cái băng đỡ thủy tinh thể được gọi là vùng bè (mi) (zonula ciliaris zinni) căng ra giữa màng ngang thủy tinh thể và thân bè (corpus ciliare).
Giác mạc, tiền phòng, con ngươi, thủy tinh thể (thấu kính) và dịch kính có chức năng cho xuyên qua và phản chiếu tia sáng, vì vậy chúng được gọi là môi trường xuyên ánh sáng. Võng mạc và thần kinh mắt tuần tự là những bộ phận tiếp nhận và truyền dẫn xung động ánh sáng. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng điểm (macula lutea) có chức năng nhạy cảm nhất.
Các cơ của mắt cũng tham gia vào một số chức năng của mắt. Các cơ mống mắt giúp điều chỉnh đường kính đồng tử. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Các cơ ngoài mắt điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.















     Giác mạc: Là lớp màng trong suốt phủ phần trước con mắt. Giác mạc không chứa mao mạch dẫn máu, nó có khả năng biến dạng lớn, nó là một bộ phận trong hệ quang học của mắt. Giác mạc tiếp giáp với củng mạc.
      Khoang trước của mắt: Là phần không gian giữa giác mạc và tròng mắt. Phần này chứa đầy chất lỏng
      Tròng mắt: Về hình dạng tròng mắt tròn, có lỗ rỗng ở bên trong gọi là con ngươi Tròng mắt là khối cơ co bóp được ,nó làm cho kích thước con ngươi thay đổi được . Tròng mắt thuộc lớp chứa mao dẫn của mắt. Tròng mắt chứa các tế bào sắc tố, mắt xanh hay nâu là do các tế bào sắc tố khác nhau. Tròng mắt có vai trò như màn chắn ánh sáng của các máy ảnh, điều chỉnh cho dòng ánh sáng vào ít hay nhiều.

     Con ngươi:
Là lỗ ở tròng mắt. Kích thước của nó phụ thuộc vào độ sáng nhiều ít của ánh sáng chiếu vào mắt. Ánh sáng nhiều thì nó nhỏ đi.
      Nhân mắt: Nó được xem là “ lăng kính tự nhiên ” của con mắt. Nhân mắt trong suốt co giãn được, nó có khả năng tức thì xác định tiêu điểm của mình . Nhờ đó con người nhìn được ở các khoảng cách khác nhau. Nhân mắt được bọc bằng một túi, được giữ bởi một cái đai gọi là đai Mi. Nhân mắt là một bộ phận thuộc hệ quang học của mắt.
      Tinh thể mắt: là vật thể trong suốt, hình dạng giống quả táo ,nằm phía trong của mắt. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất của mắt và cũng là một bộ phận thuộc hệ quang học của mắt.
      Võng mạc: Là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt, chứa các tế bào đặc biệt, có thể goị là tế bào “nhận ảnh” (chúng nhạy với ánh sáng) và các tế bào thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại: hình dẹt và hình que dài .Chúng có chức năng chuyển quang năng thành điện năng cho hệ dây thần kinh, ở đây phản ứng hoá xảy ra.
      Các tế bào que dài rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng , giúp cho tầm nhìn được xa hơn .Các tế bào nhận ảnh hình dẹt thì ngược lại cần nhiều ánh sáng ,nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật ta nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau .Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
      Võng mạc tiếp giáp với lớp mao dẫn của mắt, nhưng nhiều chỗ độ tiếp giáp yếu .Khi võng mạc bị bệnh thì độ tiếp giáp càng yếu đi.
      Củng mạc: là lớp phủ bên ngoài của khối tinh thể mắt ,nhưng nằm phía sau mắt ,tiếp giáp với phần giác mạc trong suốt .ở củng mạc có sáu cơ giúp con mắt chuyển động được. Trong lớp màng này cũng có các đầu dây thần kinh vào mao mạch ,nhưng không nhiều.
      Lớp mao mạch: Nằm phủ sát củng mạc và võng mạc. Lớp mao mạch cung cấp máu cho các bộ phận của mắt. Khi võng mạc tổn thương thì gây bệnh cho mắt. Trong lớp mao mạch không có dây thần kinh ,vì vậy nếu lớp này mắc bệnh thì người ta không thấy đau đớn, mà chỉ có chút cảm giác không bình thường.
      Dây thần kinh thị giác: Là hệ thống truyền tín hiệu từ các đầu dây thần kinh về đại não.
      Cấu tạo giác mạc: Muốn hiểu quá trình điều chỉnh thị lực bằng phương pháp Laser xảy ra thế nào và ai phải thực hiện phẫu thuật giác mạc thì đều phải biết sâu về cấu tạo của giác mạc.




- Lớp biểu mô của giác mạc: là lớp ngoài bảo vệ ,có đặc tính tự phục hồi khi bị tổn thương .Do giác mạc không có mao mạch nên oxy được lớp biểu mô lấy từ nước mắt phủ trên mắt .Biểu mô điều khiển sự chuyển động của chất lỏng trong mắt.
- Lớp màng Boumenov: Nó nằm dưới lớp biểu mô ,có chức năng bảo vệ và tham gia quá trình nuôi dưỡng giác mạc. Nếu bị tổn thương thì lớp này không tự phục hồi được.
- Nhu mô: Là phần lớn nhất của giác mạc ,nó gồm các lớp “ Sợi ” xếp thành thớ ngang .Nó có các tế bào hồi sinh.
- Màng Desem: Ngăn cách phía trong giác mạc với một lớp biểu mô trong , gọi là Endocheli  Màng này có độ co giãn lớn và khó bị tổn thương.
- Lớp Endotelyi: Là lớp tế bào giữ cho giác mạc có màu trong suốt và còn thực hiện chức năng nuôi dưỡng giác mạc .Lớp này tự phục hồi rất kém khi bị tổn thương .Nó còn có chức năng quan trọng là “cái bơm” để thấm ,rút chất lỏng ,nếu thừa từ giác mạc. Vậy lớp này giữ cho giác mạc trong suốt. Các tế bào của lớp này ít dần đi khi người cao tuổi lên, khi người mới sinh ra số tế bào này là 3500/mm2 ,ở độ tuổi cao chỉ còn 1500-2000/mm2. Số tế bào này cũng giảm đi khi mắt bị chấn thương ,mắc bệnh, …Nếu mật độ này dưới 800 TB/mm2 thì giác mạc mất độ trong suốt.
- Lớp nước mắt: có vai trò quan trọng với tính chất quang học của mắt.

2. Cấu trúc võng mạc
Võng mạc được cấu tạo bởi mười lớp. Lớp ngoài cùng chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có vai trò ngăn cản sự phản chiếu ánh sáng trong toàn nhãn cầu, sẽ khiến cho hình ảnh sẽ bị mờ. Vitamin A rất cần thiết để thành lập quang sắc tố.
Các lớp tiếp theo được cấu tạo bởi các nơrôn chính sau đây: tế bào gậy và tế bào nón, tế bào lưỡng cực, tế bào ngang, tế bào đuôi ngắn và tế bào hạch. Theo hàng dọc, tế bào gậy và tế bào nón tạo xináp với tế bào lưỡng cực, tế bào lưỡng cực tạo xináp với tế bào hạch. Sợi trục của tế bào hạch tập hợp lại thành dây thần kinh thị giác, rời khỏi mắt tại vùng gai thị. Theo hàng ngang, tế bào ngang nối các tế bào nhận cảm với nhau và với tế bào lưỡng cực; tế bào đuôi ngắn nối các tế bào hạch với nhau và với tế bào lưỡng cực.
Mỗi bên mắt chứa khoảng 120 triệu tế bào nhận cảm. Tế bào lưỡng cực ít hơn nhiều, và tế bào hạch chỉ có khoảng một triệu. Do đó trong võng mạc sự hội tụ vào khoảng 100:1. Tại điểm vàng và nhất là tại lõm trung tâm, sự hội tụ chỉ là 1:1. Ở đây không có tế bào gậy và chỉ toàn tế bào nón; một tế bào nón chỉ liên hệ với một tế bào lưỡng cực, và một tế bào lưỡng cực chỉ liên hệ với một tế bào hạch. Lõm trung tâm là nơi có thị lực cao nhất trong võng mạc nên khi nhìn chăm chú một vật nào đó, mắt sẽ di chuyển sao cho các tia sáng phát xuất từ vật đó sẽ rơi vào lõm trung tâm. Gai thị không có các tế bào nhận cảm nên được gọi là điểm mù.
3. Cấu trúc của tế bào nhận cảm
Tế bào nhận cảm gồm ba vùng: đoạn ngoài, đoạn trong và vùng xináp. Đoạn ngoài chứa nhiều đĩa, bên trong chứa quang sắc tố; đoạn ngoài của tế bào gậy mảnh, của tế bào nón dày hơn, hình chóp. Đoạn trong chứa nhiều ty thể. Vùng xináp tiếp xúc với tế bào ngang và tế bào lưỡng cực; chất dẫn truyền thần kinh là glutamat được phóng thích liên tục vào khe xináp.
4. Đường dẫn truyền thị giác
Sau khi rời khỏi mắt, các dây thần kinh từ phân nửa võng mạc phía mũi giao thoa tại giao thoa thị. Sau giao thoa thị là các giải thị đến tận cùng tại thể gối ngoài. Từ thể gối ngoài các tia thị đến thùy chẩm vỏ não.
Sự kích thích ánh sáng phù hợp với mắt là những tia sáng nhìn được, có nghĩa là có độ sóng dài khoảng 400 đến 700nm (nanomatroj: nanômét). Sự kích thích đó được tiếp nhận trước hết do tế bào thị giác võng mạc được gọi là tế bào hình kim và gai thị rồi thần kinh thị giác chuyển xung động lên đến trung tâm nhìn trong sọ não.
Đường chéo các xung động, gọi là đường cảm nhận thị giác là đều đặn nhất. Những sợi quang học giao chéo nhau (kiasmo) dưới đáy não quanh tuyến yên và lên đến trung tâm nhìn thứ nhất (4 mấu lồi và mấu cạnh hình đầu gối). Xuyên qua trung tâm nhìn thứ nhất những sợi thần kinh mới cuối cùng lên đến trung tâm nhìn sau gáy qua các vòng Meyer và các tia nhìn Gratiolet vùng chẩm.
CON NGƯƠI MẮT
Lỗ tròn giữa cơ tròng mắt được gọi là con ngươi mắt. Nó phục vụ không chỉ là như vật điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt mà còn cũng để giải điều hòa. Sự vận động của con ngươi mắt ảnh hưởng rất tinh tế vào cân bằng các hệ thống thần kinh tự động. Người ta nói là con ngươi mắt luôn luôn không nghỉ.
- Các sợi thần kinh vận động con ngươi cùng đi lên với các sợi thần kinh thị giác cho đến trung tâm nhìn thứ nhất. Ở đây chúng tách riêng đi lên hạch tâm – Edinger – Westphal, từ đó các sợi hướng tâm bắt đầu đi đến cơ thắt qua hạch mi. Mặt khác, các sợi giao cảm của con ngươi chuyển từ trung tâm tuyến yên đi xuống qua cột sống cổ và lưng, rồi chạy lên hạch giao cảm cổ, cuối cùng về đến cơ đàn hồi của đồng tử.
Bằng cách đó, chùm thần kinh vận động của con ngươi mắt mở ra rất rộng và phức tạp qua hệ thần kinh trung ương và do đó các triệu chứng con ngươi được xem là rất quan trọng trong việc xác định vị trí của những thay đổi bệnh lý.
Con ngươi mắt bình thường có đường kính là 3.4 – 4.5 mm, khi đường kính đó hơn 5 mm, người ta nói đó là chứng dãn đồng tử (mydriaso) và khi nó ít hơn 2 mm thì đó là chứng co đồng tử (miozo). Thông thường thì người đàn bà có con ngươi mắt lớn hơn ở đàn ông, người cận thị hơn ở người viễn thị, người trẻ hơn ở người già.
Biến thái khác của con ngươi (metamorphocoria) được thấy ở trường hợp con ngươi bị dính (sinekio) hoặc ở trường hợp biến chứng giang mai (metasifilo).
Những thay đổi con ngươi đột ngột xảy ra là do phản ứng ánh sáng và phản ứng hội tụ. Khi tia sáng rọi vào mắt, con ngươi bé lại (phản ứng ánh sáng trực tiếp) đồng thời con ngươi kia cũng bé lại (phản ứng ánh sáng gián tiếp). Sự phản ứng con ngươi do tia sáng là hiện tượng cơ bản nhất chỉ rõ những thay đổi bệnh lý khác nhau. Con ngươi mất vận động gọi là con ngươi co cứng, ví dụ như chứng thông manh tuyệt đối (amauroza hemianopsia rigideco). Cái gọi là chứng co cứng con ngươi phản xạ (refleksa pupilrigideco), (con ngươi của Argyll Robertson) là trạng thái lạ thường, trong đó con ngươi bé lại, thị lực tương đối tốt, phản ứng hội tụ được giữ lại và chỉ có mất phản ứng ánh sáng và thường thấy biến chứng giang mai được gọi là chứng ta bét lưng (dorsa tabeco) hoặc chứng bại liệt nói chung.
Bệnh Adie (pupilotomio) thể hiện sự phản ứng chậm chạp kèm theo sự mất đi phản xạ bánh chè, thường được gọi là chứng giả tabet (pseudo tabeso), nhưng có thể gây ra do sự rối loạn bài tiết bên trong.
Những phản ứng xúc động là chứng dãn nở đồng tử gây ra do sự hoảng sợ hoặc đau đớn.
Những ngộ độc thần kinh tự động và thay đổi con ngươi:
- Chứng liệt dãn đồng tử, chứng liệt cơ thắt; thần kinh-vận nhãn (phó giao cảm), trúng độc atropin, chứng skopolamino, homatropino,…
- Chứng dãn co giật đồng tử (midriazo spasmo), chứng co giật phần dãn nở thần kinh giao cảm, chứng adrenalino (tuyến thượng thận), kokaino (ma túy).
- Chứng tê liệt cơ đồng tử (miozo), liệt phần dãn nở; thần kinh giao cảm, nhiễm độc ergotin, triệu chứng Horner…
- Chứng co giật hẹp đồng tử, chứng co giật cơ thắt, thần kinh vận nhãn, mao mạch (pilokarpino), eserino kiềm chất (fisostigmino).

Quang học của mắt

Về mặt quang học, mắt hoạt động như một máy chụp hình, vì nó có một hệ thống thấu kính, một hệ thống có thể điều chỉnh lượng ánh sáng ra vào và võng mạc tương đương với phim.

1. Sự khúc xạ ánh sáng
Khi đi từ môi trường này sang môi trường khác có tỉ trọng khác nhau, tia sáng sẽ bị lệch đi, trừ phi chúng đến thẳng góc với bề mặt tiếp giáp giữa hai môi trường. Sự lệch đi của tia sáng so với hướng ban đầu là hiện tượng khúc xạ. Tia sáng khi đi vào mắt sẽ bị khúc xạ tại bốn bề mặt tiếp giáp: (1) giữa không khí và mặt trước giác mạc; (2) giữa mặt sau giác mạc và thủy dịch; (3) giữa thủy dịch và mặt trước thể thủy tinh; (4) giữa mặt sau thể thủy tinh và dịch kính. Nếu gộp chung lại thành một thấu kính duy nhất, thì thấu kính này có khả năng khúc xạ là 59 đi-ốp, với điểm trung tâm cách xa võng mạc 17 mm.
Sự khúc xạ ánh sáng tùy thuộc vào:
-   Đặc tính của các tia sáng khi tiếp xúc với thấu kính: nếu cách xa thấu kính từ 6 mét trở lên thì là các tia sáng song song, nếu cách xa thấu kính dưới 6 mét thì là các tia sáng phân kỳ.
-   Đặc tính thấu kính: các tia sáng đi qua thấu kính hội tụ sẽ hội tụ tại một điểm phía sau thấu kính gọi là tiêu điểm; các tia sáng đi qua thấu kính phân kỳ sẽ bị phân tán ra.
Với cùng một thấu kính hội tụ các tia sáng phân kỳ sẽ hội tụ tại một tiêu điểm cách xa thấu kính hơn là các tia sáng song song. Chỉ số khúc xạ của thấu kính càng lớn thì tiêu điểm càng gần thấu kính hơn.

2. Cơ chế điều tiết
Thể thủy tinh được cấu tạo bởi các sợi protein trong suốt, bao bọc trong một cái vỏ chun giãn. Khi nhìn xa, cơ thể mi giãn, các dây chằng treo thể thủy tinh ở trạng thái căng, thể thủy tinh hình dẹt; các tia song song hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn gần các tia sáng trở nên phân kỳ; nếu thể thủy tinh vẫn dẹt, các tia sáng sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc, hình ảnh sẽ bị mờ. Để các tia này vẫn hội tụ trên võng mạc, cơ thể mi phải co lại để các dây chằng chùng xuống, thể thủy tinh phồng lên và tăng thêm độ khúc xạ. Khả năng tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh được gọi là sự điều tiết. Vì cơ thể mi chỉ có thể co đến một giới hạn nào đó, nên sự điều tiết tối đa vào khoảng 12 đi-ốp, và quá giới hạn đó hình ảnh sẽ bị mờ. Càng lớn tuổi khả năng điều tiết càng kém, do hiện tượng thoái hóa protein của thể thủy tinh, làm cho các sợi bớt chun giãn. Đó là hiện tượng lão thị, bắt đầu vào khoảng 40-45 tuổi.

3. Sự thay đổi đường kính đồng tử
Đường kính đồng tử có thể thay đổi từ 1.5 milimét đến 8 milimét. Sự thay đổi này nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt: trong tối đồng tử giãn ra và trong sáng đồng tử co lại.
Sự thay đổi đường kính con ngươi còn ảnh hưởng lên chiều sâu hội tụ của mắt. Hình 50.6 cho thấy hai mắt hoàn toàn giống nhau nhưng mắt A có đồng tử thu nhỏ còn mắt B có đồng tử nở lớn.
Đặt hai điểm sáng phía trước hai mắt. Các tia sáng được hội tụ trên võng mạc nên ở cả hai mắt đều thấy rõ hai điểm sáng. Nhưng nếu võng mạc bị chệch ra trước hay phía sau của mặt phẳng hội tụ thì tình hình sẽ khác nhau ở hai mắt. Ở mắt A, kích thước của mỗi điểm sáng không thay đổi nhiều, trong khi ở mắt B kích thước của mỗi điểm sáng tăng lên nhiều, thành một vòng tròn mờ. Hệ thống thấu kính của mắt A được xem là có chiều sâu hội tụ tốt hơn mắt B. Chiều sâu hội tụ càng lớn thì võng mạc có bị chệch đi khỏi mặt phẳng hội tụ hình ảnh vẫn rõ. Chiều sâu hội tụ lớn nhất, khi đường kính đồng tử nhỏ nhất vì khi đó các tia sáng đi qua trung tâm của thể thủy tinh nên ít bị khúc xạ hơn.

4. Sự thành lập hình ảnh trên võng mạc
Trung tâm quang học của mắt là điểm nút, nằm ở giao điểm của 1/3 giữa và 1/3 sau của thể thủy tinh. Các tia sáng khi đi qua điểm nút không bị khúc xạ.
Góc ANB được gọi là góc thị giác, bình thường bằng một phút, nếu hình ảnh trên võng mạc có kích thước là 0.004 milimét. Hình ảnh này bị đảo ngược so với vật quan sát, nhưng vỏ não đã “quen” nhìn hình ảnh theo kiểu đảo ngược này.

5. Thị lực
Thị lực là khả năng nhận thức khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đối tượng trong không gian, cho phép phân biệt hai điểm riêng rẽ của một vật, hay thấy được một lỗ hổng nhỏ nhất trong một ảnh liền. Thị lực cao nhất ở lõm trung tâm của điểm vàng. Để thử thị lực người ta dùng những chữ cái, chữ số hoặc vòng hở. Bề dày của các vạch và các kẽ hở đã được tính sao cho chúng được nhìn dưới góc thị giác bằng năm phút. Người được đo thị lực đứng cách xa bảng chữ khoảng 6 mét. Nếu người đó có thể đọc được các chữ cần phải đọc thì thị lực là 1. Nếu phải đứng gần hơn hoặc phải đứng xa hơn so với người bình thường thì thị lực (TL) được tính bằng tỉ số:
TL = khoảng cách để người đo đọc được / khoảng cách để người bình thường đọc được.  
Nguồn http://demo.vmms.vn/matvietnga/quang-hoc-cua-mat-3297.html

Trẻ em sinh non dễ bị mù

Sinh đôi khi thai mới 28 tuần, chị Ngọc (Ứng Hòa, Hà Nội) thở phào khi hai bé đều khỏe mạnh sau tháng đầu vất vả nuôi trong lồng kính. Thế nhưng, khi con lớn dần, vợ chồng chị lại đau thắt tim vì biết cả hai bé đều mù.
Lúc còn nhỏ, ai đến chơi cũng khen cả hai bé trai con chị có đôi mắt giống mẹ, đẹp quá. Anh chị cũng hạnh phúc vô bờ vì có lúc đã tưởng rằng không thể nào cứu được các con. Nhưng khi càng lớn, hai bé càng chậm có phản ứng với ánh sáng. Bận rộn công việc, lại vất vả vì chăm hai bé và nghĩ các con sinh thiếu tháng nên chậm phát triển hơn nên anh chị cũng không để ý lắm.
Mãi đến khi các cháu được một tuổi, thấy con như chẳng hề nhìn thấy gì, anh chị mới đưa các bé đi khám thì biết cả hai cháu đều đã bị bong võng mạc mắt. Bác sĩ kết luận chẳng có cách gì chữa được cho các bé nữa.
 
Giáo sư Teresenco – Giám đốc chi nhánh Kaluga của Tổ hợp Vi phẫu mắt Fyodorov (Nga) đang khám cho trẻ bị bong võng mạc tại Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga. Ảnh: VN.
Tương tự, dù được phát hiện bệnh sớm hơn nhưng em bé của vợ chồng anh Đức (Thái Nguyên) vẫn chưa nhìn được ánh sáng.
Con anh chị chào đời khi vừa tròn 30 tuần tuổi. Vì không được ai hướng dẫn, nên sau khi đón cháu từ lồng kính của bệnh viện về nhà nuôi, anh chị chẳng để ý đến việc khám mắt cho con. Bố cháu rất quan tâm đến cô con gái nhỏ, thường xuyên mua đồ chơi, bóng bay về giăng khắp nhà. Nhưng rồi anh phát hiện bé không hề thích thú nhìn theo những thứ đầy màu sắc như những em bé khác.
Đưa con đi khám ở Bệnh viện mắt Trung ương khi bé được gần 4 tháng, anh chị bủn rủn khi bác sĩ kết luận: em bé bị đã bị bong một phần võng mạc. Bác sĩ đã tiến hành xử lý laze cho mắt cháu nhưng cũng không phục hồi được thị lực.
Theo tiến sĩ nhãn khoa Vladimir Nhicolaevich, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga, cũng là trưởng khoa nhi, chi nhánh MNTK tại Kraxnodar (Nga), có tới 40-50% các cháu sinh non bị bệnh võng mạc mắt. Đây là bệnh mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non hay thiếu tháng, nhẹ cân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.
Bác sĩ cho biết, các cháu sinh ở tuần 34 trở xuống thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Trẻ sinh ở tuần 35-36 vẫn có nguy cơ nếu người mẹ mang thai có bệnh trong cơ thể. Bệnh thường xuất hiện từ tuần thứ 4 sau khi sinh hoặc có thể xảy ra muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 6, 7.
Ở Việt Nam, đa số các cháu bị bệnh này thường được khám quá muộn nên cơ hội phục hồi thị lực rất thấp. Theo bác sĩ, đây không phải là lỗi của phụ huynh bởi họ không biết về chuyên môn, chưa được thông tin về bệnh, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Chính các y, bác sĩ sản khoa phải có trách nhiệm hướng dẫn họ đưa con đi khám chuyên khoa mắt trẻ em để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Với bệnh này, ở giai đoạn sớm nhìn bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện được, đến khi có biểu hiện bên ngoài thì đã muộn. Ngoài ra, việc khám mắt cho trẻ sơ sinh khá phức tạp, cần thiết bị chuyên dụng và đòi hỏi phải do bác sĩ chuyên khoa nhãn nhi thực hiện.
“Bệnh này phải được xem như một bệnh cấp cứu, như là đau ruột thừa, vì nó diễn biến rất nhanh, nếu để lâu cơ hội chữa khỏi sẽ mất, trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn, rất đáng tiếc”, bác sĩ Vladimir Nhicolaevich nhấn mạnh.
Nếu bệnh được phát hiện lúc còn nhẹ và trung bình (cấp độ 1,2,3) thì kết quả khá tốt, nếu bệnh nặng (cấp 4, 5 – khi đã bị bong võng mặc phần lớn hay hoàn toàn) thì dù có điều trị bằng phương pháp nào khả năng mù vẫn rất cao. Với các cháu trên một tuổi, đã bị mù hoàn toàn do bong toàn bộ võng mạc, việc phẫu thuật vẫn cần thiết, dù chỉ để bảo tồn cơ quan thị giác, tránh các biến chứng như teo hoặc lồi con mắt, chứ không thể khôi phục thị lực.
Để tránh nguy cơ này, theo bác sĩ, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, trẻ cần được khám mắt. Đối với trẻ thiếu tháng, ngay lập tức sau khi đẻ cần được kiểm tra mắt, sau đó khám thường xuyên và trong vòng 3 tháng đầu phải giải quyết các vấn đề về mắt cho các cháu.
Tuy nhiên, do điều kiện thiết bị và chuyên môn, nên hầu hết các bệnh viện trong nước đều chưa chữa trị được bệnh này. Một số bệnh viện lớn như Bệnh viện mắt Trung ương, Bệnh viện mắt TP HCM… cũng chỉ có thể điều trị khi bệnh ở giai đoạn nhẹ bằng 2 phương pháp là lạnh đông và quang đông bằng laser.
Hiện nay, nhiều trường hợp bong võng mạc trẻ đẻ non đã được Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga tiếp nhận chuyển sang Nga điều trị. Thời gian điều trị khoảng 10 ngày và chi phí khoảng 6000 USD cho bé và mẹ đi cùng.
Hiện bệnh viện đang tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nga về điều trị bong võng mạch trẻ sơ sinh và trong thời gian tới, khoảng giữa năm, sẽ chính thức áp dụng tại ViệtNam.

Mờ mắt ở tuổi già

Khi trên 45 tuổi, mỗi người đều có thể bị mờ mắt, không kèm nhức mắt, đỏ mắt. Những nguyên nhân mờ mắt tuổi già thường là:
Đục thể thủy tinh tuổi già, còn được người dân gọi là cườm khô, cườm đá.
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già, người bệnh nhìn có ám điểm trung tâm.
Tật khúc xạ: lão thị, viễn thị.
Khô mắt, nhiều nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Đục thể thủy tinh tuổi già
Đục thể thủy tinh tuổi già được hiểu là nhân mắt nằm trong nhãn cầu đã không còn trong suốt, nhân cứng, đục nên cản ánh sáng đi xuyên qua, vì vậy, tầm nhìn của người bệnh bị giảm dần.
Triệu chứng dễ nhận biết của người bị đục thể thủy tinh tuổi già là thấy mắt mờ dần, mờ nhiều khi ra sáng, hoặc bị chói sáng, không kèm đau nhức mắt, đỏ mắt.
Bác sĩ chỉ định mổ khi có yêu cầu của người bệnh cần giải quyết thị lực phục vụ cho ngành nghề phải sử dụng mắt nhìn tốt hơn, hoặc chỉ định cấp khi thể thủy tinh quá chín có nguy cơ vỡ gây tăng nhãn áp.
Trước năm 1995, phẫu thuật lấy thể thủy tinh, chỉ đeo kính ngoài. Nhiều năm nay, phẫu thuật lấy thể thủy tinh được gọi là phẫu thuật phaco, viết tắt của từ phacoemulsification, nghĩa là phẫu thuật nhủ tương hóa chất nhân bằng máy phacoemulsificator.
Kính nội nhãn được đặt vào trong túi bao thể thủy tinh nên người bệnh không đeo kính ngoài. Các loại kính được sử dụng bao gồm kính đơn tiêu giúp người bệnh nhìn xa,  nhưng không nhìn gần; kính đa tiêu giúp người bệnh nhìn xa và nhìn gần. Giá thành cho phẫu thuật kính đơn tiêu từ khoảng 5 đến 9 triệu, giá thành kính đa tiêu hiện còn rất cao, khoảng từ 20 đến hơn 40 triệu đồng gồm cả phí theo dõi.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải hạn chế các cử động mạnh như cúi lưng, cử ăn các thức ăn ảnh hưởng vết mổ như thức ăn hải sản, thịt gà, bò, vịt trong 1 tháng.
Biến chứng nặng nhất của phẫu thuật là nhiễm trùng nội nhãn nên khi thấy mắt mờ, đỏ, đau nhức phải lập tức trở lại bệnh viện để bác sĩ khám chữa trị ngay.
Trong thời gian chưa có chỉ định phẫu thuật, người bệnh có thể dùng các loại thuốc hỗ trợ dinh dưỡng cho thể thủy tinh để kéo chậm thời gian đục thể thủy tinh, trên thị trường thuốc hiện nay là Karyuni, Catacol, Catarstat, Catalin, Quinax, Eyaren... Các loại thuốc này không có tác dụng giúp thể thủy tinh trong suốt trở lại như cũ.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

832 bệnh nhân được ghép giác mạc

BV Mắt TW vừa tổng kết dự án “Nâng cao năng lực điều trị các bệnh giác mạc bằng ghép giác mạc tại BV Mắt TW” do Tổ chức ORBIS tài trợ với kinh phí gần 500.000 USD trong thời gian từ tháng 1/2005 - 12/2010. Qua 6 năm hoạt động, dự án đã thu nhận được 850 giác mạc, trong đó có 185 giác mạc của 94 người Việt Nam hiến tặng; phẫu thuật ghép giác mạc cho 832 bệnh nhân. Dự án cũng đã tổ chức tập huấn về các kỹ thuật thu nhận giác mạc, ghép giác mạc cho các bác sĩ ở BV Mắt TW và các BV chuyên khoa Mắt ở một số địa phương; truyền thông về hiến tặng giác mạc cho hơn 50 triệu lượt người; tổ chức 7 đợt khám miễn phí cho 4.000 người dân và 4 đợt phẫu thuật từ thiện ở Ninh Bình và Hòa Bình (nơi có người hiến tặng giác mạc).
HH

Cơ hội mới cho những người bị bệnh giác mạc

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương đã ứng dụng thành công kỹ thuật ghép giác mạc lớp cho ba bệnh nhân ghép lớp trước sâu và hai bệnh nhân ghép nội mô.
Cơ may cho những người bị bệnh giác mạc
Bệnh nhân (BN) Phương Công C., 43 tuổi, Ba Vì, Hà Nội bị loạn dưỡng giác mạc dạng Fuch. Đây là một bệnh lý giác mạc bẩm sinh. Mắt anh mỗi năm một mờ. Đã 10 năm nay (từ năm 2001) anh là BN thường xuyên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Tuổi càng nhiều, bệnh càng nặng. Đầu năm 2010, anh C. gần như không còn nhìn thấy gì, thị lực chỉ đếm ngón tay trong vòng 2 mét. Tháng 12/2010, anh là người đầu tiên ở Việt Nam được các bác sĩ Khoa Kết giác mạc phẫu thuật ghép lớp sau (ghép nội mô) mắt phải.
BN Hoàng Thị T., 41 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội bị loạn dưỡng giác mạc dạng lưới, một bệnh giác mạc bẩm sinh di truyền. Cũng như anh C., càng có tuổi, mắt chị T. ngày một mờ và cuối cùng không còn nhìn thấy nữa. Đến khám ở Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương, chị T. chỉ đếm được ngón tay cách 3 mét. Ngày 14/7/2011, chị T. cũng may mắn là một trong những bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam được các bác sĩ Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương phẫu thuật ghép giác mạc lớp trước sâu cho mắt trái.

 Ca phẫu thuật ghép giác mạc.
Hành trình ghép “mảnh sáng” cho những con mắt tối
TS.BS. Phạm Ngọc Đông -  Quyền Trưởng khoa Kết giác mạc, Giám đốc Ngân hàng mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương - người trực tiếp thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc cho hai BN trên cho biết: Những bệnh lý giác mạc như vậy không thể chữa được bằng thuốc, chỉ có ghép giác mạc mới cải thiện được thị lực cho BN. (BN bị coi là mù lòa khi thị lực ở mức không đếm được ngón tay cách xa 3 mét). BN Phương Công C. bị loạn dưỡng giác mạc Fuch, được điều trị ghép nội mô giác mạc, kết hợp với mổ lấy thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco, đặt thể thủy tinh nhân tạo ngay trước khi ghép giác mạc. Một trong những thì phẫu thuật khó khăn nhất là đưa mảnh ghép vào trong tiền phòng. Mảnh ghép có thể bị tổn hại ngay trong thì này và phẫu thuật thất bại. Mảnh ghép là giác mạc có các tế bào nội mô và màng Descemet đã được Ngân hàng mắt cắt sẵn, với đường kính 8,5mm, được đưa vào tiền phòng qua đường rạch 5,5mm bằng chỉ 10-0. Mảnh ghép được áp chặt vào nền ghép bởi bóng khí trong tiền phòng, không cần khâu mảnh ghép vào nền ghép. Thị lực sau mổ phục hồi tốt, mảnh ghép trong suốt và chưa có đợt thải loại ghép nào trong thời gian 10 tháng theo dõi. Mảnh ghép áp tốt vào nền ghép. Thị lực không kính sau 10 tháng đạt 20/40 (5/10), khi chỉnh kính đạt 20/25.
Với BN Hoàng Thị T. bị loạn dưỡng giác mạc dạng lưới, được điều trị bằng phẫu thuật ghép giác mạc lớp trước sâu, sử dụng kỹ thuật bóng khí lớn. Phẫu thuật viên bơm 1 bóng khí vào nhu mô giác mạc để tách màng Descemet khỏi nhu mô. Phần nhu mô bệnh lý phía trên được cắt bỏ và thay thế bằng phần nhu mô của giác mạc lành (của người hiến).  Mảnh ghép trong suốt trở lại ngay những ngày đầu sau mổ. Độ dày giác mạc trở nên bình thường sau một tháng. Thị lực được cải thiện đáng kể ngay từ tháng thứ hai sau mổ (đạt 2/10 chưa chỉnh kính). Trong thời gian theo dõi mảnh ghép 2 tháng, chưa thấy dấu hiệu thải ghép.
Theo TS.BS. Phạm Ngọc Đông, ưu điểm vượt trội của kỹ thuật ghép lớp so với ghép xuyên là: nếu thực hiện phương pháp ghép giác mạc xuyên (là phẫu thuật ghép thay thế toàn bộ chiều dày giác mạc) sẽ phải mở nhãn cầu nên có thể có một số biến chứng trong mổ như xuất huyết tống khứ, tăng nhãn áp... Thời gian sống mảnh ghép giảm bị ảnh hưởng bởi phản ứng thải ghép do các dị nguyên ở biểu mô, nhu mô và nội mô. Hậu quả của thải ghép là làm chết tế bào nội mô, giác mạc trở nên mờ đục và gây giảm thị lực. Phương pháp ghép lớp (chỉ thay thế phần giác mạc bị bệnh) sẽ khắc phục được những nhược điểm của phẫu thuật ghép giác mạc xuyên mà vẫn đảm bảo lấy hết phần giác mạc bệnh lý. Thị lực sau mổ sẽ phục hồi nhanh hơn và lâu dài hơn so với phẫu thuật ghép xuyên.
Đem lại hướng điều trị mới trong nhãn khoa
Cũng theo TS.BS. Phạm Ngọc Đông, ghép giác mạc lớp là phẫu thuật khó, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được trong điều kiện nước ta. Việc ứng dụng kỹ thuật ghép giác mạc lớp vào thực tế điều trị sẽ là một bước tiến mới, đem lại ánh sáng cho người mắc các bệnh lý giác mạc. Đây sẽ là một trong những vũ khí mới để các thầy thuốc nhãn khoa đem lại ánh sáng cho những người không may mắn bị mù lòa do bệnh lý giác mạc. Mong muốn nhân văn
Gặp BN Phương Công C. sau 10 tháng được ghép giác mạc, mắt phải của anh nhìn rất tốt, không đau, không chảy nước mắt. Hằng tháng, anh đến Bệnh viện Mắt Trung ương kiểm tra định kỳ. Anh tâm sự: “Tôi sung sướng khi thấy mỗi ngày mắt mình nhìn một rõ. Nếu mắt phải không được ghép giác mạc thì bây giờ tôi đã mù rồi vì mắt trái hiện nay ngày càng mờ hẳn. Thật không có gì quý giá hơn. Tôi biết ơn các bác sĩ đã cho tôi ánh sáng, biết ơn những người đã hiến tặng giác mạc để người bệnh như chúng tôi lại được nhìn thấy, không trở thành tàn phế. Là người may mắn được nhận giác mạc, tôi cũng sẽ vận động, thuyết phục trong gia đình, người thân nếu chẳng may sau này qua đời… thì cũng để lại được điều gì đấy tốt đẹp cho đời”.
 Ngân hàng Mắt đã đi vào hoạt động được 4 năm. Tuy nhiên, do số người hiến còn ít nên số lượng giác mạc thu nhận được hàng năm còn hạn chế. Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương mong muốn được sự ủng hộ hơn nữa của toàn thể xã hội, của ngành y tế để mỗi năm, Ngân hàng Mắt có thêm nhiều giác mạc từ những người hiến tự nguyện, cung cấp cho các cơ sở nhãn khoa ghép cho người bệnh (hiện có rất nhiều bệnh nhân đang chờ được ghép giác mạc). Được như vậy, chúng ta sẽ có nguồn giác mạc dồi dào trong nước, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của người bệnh Việt Nam, vừa mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc - một đôi mắt khép lại có thể mang đến cơ hội hồi sinh ánh sáng cho những đôi mắt khác. 
Giác mạc là một màng mỏng, trong suốt, không có mạch máu; có 3 lớp giải phẫu chủ yếu đó là biểu mô, nhu mô và nội mô. Là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, chính vì vậy nên giác mạc rất dễ bị tổn thương. Khi giác mạc bị biến dạng hoặc mờ đục, mắt sẽ bị giảm thị lực, thậm chí bị mù lòa. Với các trường hợp mù lòa do bệnh lý giác mạc, cách điều trị duy nhất để đem lại thị lực cho bệnh nhân là ghép giác mạc nhằm thay thế phần giác mạc bị bệnh bằng giác mạc lành. Nhờ phẫu thuật này mà bệnh nhân có thể nhìn lại được và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
  Mai Linh

Một giải pháp ngăn chặn mù lòa

Hiện nước ta có khoảng 6,5% người mù do bệnh glôcôm, là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 nhưng tỷ lệ phát hiện bệnh lại rất thấp. Nhiều người chỉ đến viện khi đã muộn, thị lực đã không thể cứu vãn được. Tỷ lệ glôcôm trong một số cộng đồng dân cư chiếm tới hơn 2%. Điều đáng lưu ý, có 94% người dân không hiểu rõ hoặc mơ hồ về căn bệnh này. Vậy, bệnh glôcôm có nguy hiểm không, phát hiện như thế nào? Bài viết sau đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh glôcôm là gì?
Bệnh glôcôm hay còn được gọi là thiên đầu thống được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt bình thường. Đây là một bệnh nguy hiểm của mắt, thường gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không thể hồi phục.
Bệnh glôcôm được chia làm 2 thể, thể glôcôm góc đóng (hay gặp hơn ở châu Á do mắt nhỏ, tiền phòng nông là điều kiện cho glôcôm góc đóng xuất hiện và glôcôm góc mở (gặp phổ biến hơn ở các nước châu Âu và châu Mỹ).

 Thị lực bình thường.
Ai dễ mắc?
Những người trên 35 tuổi, tuổi càng cao có nguy cơ mắc bệnh glôcôm càng lớn; Những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm; Bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài, có thể dùng corticoid tra mắt hoặc toàn thân; Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh glôcôm có thể gặp ở mọi lứa tuổi như chấn thương, sau viêm màng bồ đào, sử dụng các thuốc tra có chứa corticoid kéo dài…
Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Mắt TW, bệnh nhân bị glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59) và người nghèo chiếm 63,1%. Đây là điều đáng báo động về vấn đề lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt trong cộng đồng.
Cách nhận biết
Bệnh glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Các thể bệnh góc đóng biểu hiện thường cấp tính với các triệu chứng rất điển hình, các thể góc mở thường khó nhận biết nên thường bị bỏ qua đến giai đoạn rất muộn.
Bệnh glôcôm góc đóng thường có cơn cấp điển hình như: Bệnh khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. Với biểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Trong một vài trường hợp  bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt sưng nề, mắt đỏ, giác mạc phù nề mờ đục.
Ngoài ra, có những trường hợp bị mắc bệnh glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều  bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua 1 màn sương rồi tự hết, những triệu chứng này thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý đến.

 Mắt bị glôcôm.
Phát hiện sớm tránh mù lòa
Do nguyên nhân, cơ chế bệnh vẫn còn chưa rõ ràng nên rất khó khăn trong công tác phòng bệnh. Tuy nhiên có thể phòng tránh được mù loà do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên. Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời. Đồng thời, cần khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm bệnh glôcôm.
Với trường hợp đã được phát hiện và điều trị song bệnh nhân mắc bệnh glôcôm nhất thiết phải đi khám định kỳ, để các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.   

Thạc sĩ Đặng Thanh Xuân

Dùng thuốc trong thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm (THHĐ) gây mất thị lực trung tâm làm cho người bệnh không nhận biết được màu, độ nét, độ rõ của hình ảnh, nặng hơn có thể gây mất thị lực hoàn toàn. Có thể dùng thuốc phòng và ổn định bệnh song người bệnh cần khám phát hiện bệnh sớm, khám định kỳ để xác định thời điểm dùng các liệu pháp thích hợp khác.
Hoàng điểm (điểm vàng) nằm ở vùng trung tâm võng mạc. Khi bị thoái hóa hoàng điểm, người bệnh có biểu hiện: có ám điểm ở vùng trung tâm (có thể thấy điểm mờ ở vùng trung tâm rồi rộng ra và tối hơn), hình ảnh nhìn thấy thường méo mó (không như vật thật); khó khăn trong nhìn gần, đọc; tăng nhạy cảm với ánh sáng. Có tới 82% người bệnh bỏ qua các biểu hiện đầu tiên, không biết mình có bệnh.
Đến giai đoạn sau mới thấy mờ như có “ruồi bay trước mắt” thì đã muộn. Nếu bị một mắt thì khoảng 50% sẽ bị mắt thứ hai trong 3-5 năm sau. Khi tình cờ phát hiện được thì phần lớn đã bị cả hai mắt. Có khoảng 2% người bệnh ở tuổi trên 50 trở lên diễn biến bệnh nặng dẫn đến mù. Thoái hóa hoàng điểm có dạng khô gọi là cườm khô (chiếm khoảng 90%) và dạng ướt gọi là cườm ướt (chỉ khoảng 10%) nhưng lại là nguyên nhân của 90% tình trạng mất thị lực nặng.
Nguyên nhân gây thoái hóa hoàng điểm chủ yếu do tuổi già. Ngoài ra, còn có thể do tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém (ăn không đủ zeaxanthin, lutein). Các thuốc sau được dùng trong điều trị thoái hóa hoàng điểm:

Zeaxanthin, lutein Bình thường, võng mạc vốn có chất zeaxanthin, lutein nội sinh. Zeaxanthin chiếm ưu thế tại trung tâm hoàng điểm còn lutein chiếm ưu thế ở võng mạc ngoại vi. Chúng tác dụng như bộ lọc ánh sáng bước sóng ngắn, ngăn chặn hoặc làm hóa giải gốc tự do trong  biểu mô sắc tố võng mạc và màng mạch. Nhờ thế mà làm trì hoãn sự xuất  hiện và tiến triển của bệnh. Vào tuổi già thì zeaxanthin, lutein bị giảm sút nên bị thoái hóa hoàng điểm.
Dùng thuốc là đưa chất zeaxanthin, lutein chiết xuất từ tự nhiên vào làm nhiệm vụ thay cho chất nội sinh bị thiếu hụt. Cơ chế của thuốc là chống gốc tự do làm cho thoái hóa hoàng điểm chậm xuất hiện (phòng bệnh) hoặc  nếu đã xảy ra thì chậm tiến triển (ổn định bệnh). Có rất nhiều chất chống gốc tự do nhưng chỉ zeaxanthin, lutein mới là chất đặc hiệu dùng trong bệnh này. Theo nghiên cứu ở  Mỹ,  dùng hai chất này và kẽm làm giảm tới 25% sự  tiến triển và giảm tới 19% sự mất thị lực. Các sản phẩm thuốc có trên thị trường thường có chứa lutein, zeaxanthin, zinc. Ngoài ra còn bổ sung thêm các chất chống oxy hóa khác là vitamin C, vitmin  E; selenium. Thoái hóa hoàng điểm thường tiến triển trong một thời gian dài 10-20 năm nên việc dùng các thuốc này là rất cần thiết, có lợi, nhất là trong phòng bệnh.
Hạn chế của thuốc là không đảo ngược được quá trình, không chữa khỏi khi đã mắc bệnh, thuốc có tác dụng phòng và ổn định bệnh. Trong dạng cườm ướt, ở thời điểm thích hợp, thầy thuốc cho điều trị bằng phương pháp quang đông hay phẫu thuật dịch kính. Quang đông là dùng tia laser Argon phá hủy các vùng thiếu máu võng mạc, làm giảm sự tăng tân mạch hay thoái triển các mạch máu này, làm tăng tính thấm, giảm phù nề. Phẫu thuật dịch kính cho phép hút máu trong dịch kính, phẫu tích những tân mạch mới hình thành, gây đông những điểm mạch máu nuôi tân mạch.  Nếu chủ quan chỉ uống thuốc mà không khám xác định đúng dạng và thời điểm thích hợp để điều trị bằng các liệu pháp này thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Dùng các liệu pháp này đúng thời điểm sẽ có hiệu quả cao. 
Lucentis, avastin 
Đây là thuốc sinh học thế hệ mới. Trong thoái hóa hoàng điểm có sự hình thành tân mạch do yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). Lucentis, avastin không cho VEGF bám vào các thụ thể nằm ở mặt ngoài các tế bào bao phủ các tân mạch nên ức chế sự sinh tân mạch và làm cho các mạch máu đã có từ trước hoạt động bình thường. Cơ chế tác dụng trên bệnh thoái hóa hoàng điểm giống như cơ chế điều trị ung thư (NEJM 5/2011). Khi dùng lucentis có 40% người bệnh cải thiện thị lực rất rõ trong khi các liệu pháp cũ chỉ đạt 6%. Lucentis được phép dùng từ năm 2007 (tiêm vào mắt) còn avastin tuy có các nghiên cứu xác nhận giống lucentis nhưng chưa được cấp phép dùng.
Hạn chế của thuốc: hiện chưa có các tài liệu đầy đủ về tác dụng phụ của dạng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, trong dạng dùng cho ung thư đã ghi nhận chúng có một số tác dụng phụ khá nghiêm trọng: gây táo bón, đau bụng, nôn, chảy máu đường tiêu hóa; gây cục máu đông, đau ngực, đột quỵ; tăng protein niệu, có thể dẫn đến hội chứng thận hư (1%); gây tăng huyết áp; gây các rối loạn thần kinh và tầm nhìn (đau đầu, động kinh, chậm chạp, lú lẫn, tăng nhãn áp, rối loạn thị lực làm cho mắt tệ hại hơn, mù mắt). Đây là điều đáng tham khảo.
Các nước tiên tiến dùng thuốc sinh học thế hệ mới vài chục năm nay. Nước ta nhập rất ít, mới dùng hạn chế ở tuyến trung ương. Không nên nghe nói tốt mà mua từ nước ngoài về tự điều trị hay nhờ tuyến dưới điều trị.
Người cao tuổi nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều zeaxanthin, lutein có trong lòng đỏ  trứng, cải xoăn, củ cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan, xà lách, bông cải xanh, ngô màu vàng, quả kiwi; cũng cần dùng thuốc phòng hay làm chậm tiến triển bệnh, song cần khám định kỳ xác định dạng và thời điểm cần phẫu thuật chứ không thể chủ quan dùng thuốc mãi.

Glôcôm do... thuốc

Có một thực trạng hiện nay là người tự ý mua thuốc nhỏ mắt khá phổ biến. Nếu sử dụng những loại thuốc có thành phần corticosteroid kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ nhãn khoa sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường mà điển hình là bệnh glôcôm.
Từ lâu, các corticosteroid tổng hợp (cortisone) được sử dụng chống viêm trong cơ thể một cách hết sức hiệu quả. Trong nhãn khoa, thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm kết giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm thần kinh thị giác... Cũng chính tác dụng chống viêm rõ rệt của thuốc mà trong thời gian khá dài, cortisone dưới dạng tra, tiêm, uống được sản xuất và sử dụng tràn lan, phổ biến ở tất cả các tuyến y tế trong điều trị bệnh về mắt. Thậm chí, người dân có thể tự mua thuốc có chứa chế phẩm cortcosteroid để điều trị tại nhà.
 Tự ý dùng thuốc nhỏ mắt kéo dàidễ mắc bệnh glôcôm.
Bên cạnh tác dụng tích cực của thuốc thì tác dụng không mong muốn trong trường hợp thuốc được dùng kéo dài, không đúng chỉ định có thể gây ra những biến chứng toàn thân hoặc tại chỗ như loét giác mạc do nấm, do vi khuẩn, đục thể thủy tinh... Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất tại mắt là tăng nhãn áp (glôcôm do corticosteroid) có thể dẫn tới mù lòa.
Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc, các corticosteroid tổng hợp sẽ cạnh tranh với corticosteroid tuyến yên khiến việc sản xuất hydrolase bị ngừng trệ, các glycosaminoglycan không được giải phóng dẫn đến ứ trệ thủy dịch trong nhãn cầu gây tăng nhãn áp.
Sự ứ trệ thủy dịch trên bệnh nhân sử dụng corticosteroid diễn ra từ từ tăng dần nên tiến triển của glôcôm corticosteroid cũng âm thầm và hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Bệnh thường xảy ra trên mắt do sử dụng corticosteroid tra nhỏ mắt (polydexa, dexaclo,…) hay tiêm (hydrocortisone, dexamethasone,..), uống (prednisolon) kéo dài.
Phản ứng có thể xuất hiện khi bệnh nhân dùng thuốc liên tục khoảng 6 tuần, nhưng nhiều trường hợp bệnh tăng nhãn áp xuất hiện chỉ sau 2 tuần điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy, glôcôm do corticosteroid thường xảy ra trên bệnh nhân nữ do bệnh nhân nữ dễ mắc các bệnh về mi, kết mạc và sử dụng thuốc nhiều hơn.
Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đến khám các bệnh khác tại mắt nhưng đôi khi các triệu chứng cũng bị bỏ sót do biểu hiện không rõ ràng. Ở giai đoạn đầu, nếu ngừng ngay việc sử dụng corticosteroid, nhãn áp có thể điều chỉnh được về mức bình thường. Tuy nhiên, do tình trạng bán và sử dụng thuốc corticosteroid tràn lan nên bệnh glôcôm corticosteroid thường được phát hiện vào giai đoạn rất muộn.
Những bệnh nhân này thường đến khám khi bệnh xuất hiện đầy đủ các triệu chứng như các glôcôm khác như mất thị lực, mất thị trường vĩnh viễn, đau nhức mắt, nhức đầu dữ dội và nhãn áp tăng không thể tự điều chỉnh. Trong trường hợp này, bác sĩ nhãn khoa thường phải dùng tới thuốc hạ nhãn áp khá mạnh và đa số trường hợp phải phẫu thuật.
 Tăng nhãn áp trong bệnh lý glôcôm sẽ gây tổn thương thần kinh thị giác.
Kết quả của phẫu thuật điều trị glôcôm corticosteoid thường không cao nếu chỉ dùng phương pháp thông thường do bản thân thuốc corticosteroid dùng kéo dài gây kích thích tăng sinh xơ, sẹo làm bít đường thông thủy dịch mới được tạo thành.
Để khắc phục tình trạng tái phát này, người ta phối hợp phẫu thuật với các thuốc chống chuyển hóa (5fluoro-uracil, mitomicine C - các thuốc sử dụng trong điều trị ung thư) hoặc đặt các van dẫn lưu nhân tạo. Tuy nhiên, các phẫu thuật này cũng hết sức phức tạp và không phải trường hợp nào cũng thành công như mong muốn.
Vì vậy, việc sử dụng corticosteroid cần được thực hiện đúng chỉ định và được giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, bệnh nhân cần được kiểm tra nhãn áp thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.         
  ThS.BS. Bùi Vân Anh

Ai nên phẫu thuật lasik chữa cận thị?

Lasik là phương pháp điều trị các tật về khúc xạ bằng tia laser. Phẫu thuật lasik tuyệt đối không gây đau cả trong và sau khi phẫu thuật. Về mặt lý thuyết, sau phẫu thuật lasik, bệnh nhân sẽ có sức nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bệnh nhân sau phẫu thuật lasik thành công có thể thường xuyên đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi nhiều giờ liên tục trước máy vi tính... mà không phải lo lắng về nguy cơ mắc các tật khúc xạ và không phải ai cũng có thể mổ lasik chữa cận thị?
Phẫu thuật lasik là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật khúc xạ vì tính chính xác và thị lực hồi phục nhanh sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. Vì vậy, nếu bạn không muốn mang kính gọng thì có thể mang kính tiếp xúc khi tham gia một số hoạt động. Nếu vì ngành nghề đặc biệt không được mang kính gọng và kính tiếp xúc mới mổ lasik.
Khi bị cận thị, nên đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt
Với người trên 40 tuổi, khả năng điều tiết của mắt sẽ giảm theo thời gian, độ kính lão bạn đeo sẽ ngày càng tăng. Sự tăng này tùy theo sức khỏe và tình trạng mắt của mỗi người. Do vậy nếu một người cận nặng trên 40 tuổi mà đi mổ lasik sẽ bị tốn tiền hai lần (một lần cho phẫu thuật lasik và một lần cho phẫu thuật phaco sau này) mà độ chính xác của mắt sau mổ lại không cao. Vì vậy nếu cận trên 6 độ và trên 40 tuổi thì bệnh nhân nên chờ một thời gian nữa, khi có đục thủy tinh thể sẽ giải quyết cả cận thị và đục thủy tinh thể trong một phẫu thuật sẽ đạt độ chính xác cao.
Nếu bạn chỉ cận nhẹ 1-2 độ, không bị lệ thuộc kính thì không cần phải mổ, vì sau này khi 40 tuổi bị lão thị sẽ không cần đeo kính. Nếu cận trên 6 độ thì nên thận trọng theo dõi độ cận và luôn nhớ là chỉ mổ khi độ cận thật ổn định. Tỉ lệ bị cận tái phát sẽ cao hơn nhóm cận thị dưới 6 độ.
Theo các bác sĩ nhãn khoa, điều kiện để được phẫu thuật lasik là phải từ 18 tuổi trở lên, tốt nhất là chỉ mổ khi độ cận dưới 10 độ, tuổi dưới 40, độ loạn dưới 5 độ. Bên cạnh đó, người được phẫu thuật phải ổn định tật khúc xạ ít nhất trong vòng 6-12 tháng (trong 1 năm không tăng quá 0,75 độ), không có các bệnh cấp hoặc mạn tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón..., không có bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật. Phẫu thuật lasik không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Khi bị cận thị, nên đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi được bác sĩ tư vấn không nên mổ thì đó là những lời khuyên tốt, nên tuân thủ. Bạn đừng quá kỳ vọng vào phương pháp mổ lasik và tìm nơi khác để "được mổ" thì hậu quả vô cùng tai hại vì đã có những trường hợp bị mù cả hai mắt sau phẫu thuật lasik chữa cận thị.        
ThS. Vũ Quốc Tuấn

Đau mắt ngày hè

(SKDS) –  Nước ta ở đới khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Có tới 6 tháng trời nóng, trong đó 3 tháng cực điểm là từ tháng 6 đến tháng 9. Trong thời gian này các bệnh về mắt cũng có dịp để thể hiện…
Viêm kết mạc mùa xuân


Để giúp bệnh nhân vượt qua mùa nóng an toàn phải là nghệ thuật phối hợp các thuốc trên cùng với nước mắt nhân tạo. Giải thích, giáo dục cho bệnh nhân và người nhà tự giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật cũng rất quan trọng. Đa phần các bệnh nhân sẽ giảm ngứa và ngừng day dụi nếu được chườm đá ngay trong cơn cộng với nhỏ nước mắt nhân tạo để trong ngăn mát tủ lạnh. Đội mũ rộng vành, kiêng nắng, kiêng nóng, đeo kính ngăn tia UV có gọng to ôm sát mặt sẽ giúp trẻ có thể chơi và học như những trẻ khác trong mùa hè.
Một bệnh lý mắt trong mùa nóng rất nhiều người biết và đáng ngại là viêm kết mạc mùa xuân. Nền nhiệt cao, đậm độ tia tử ngoại tăng vọt, nắng nhiều  khiến bệnh đang ổn định bỗng nặng lên. Rất nhiều các cháu thiếu niên (nam gặp nhiều hơn nữ) đến gặp chúng tôi trong những ngày hè vì căn bệnh này. Ngoài những biểu hiện lâm sàng đặc hiệu: nhú gai trên kết mạc sụn, thẩm lậu vùng rìa, ánh củng mạc mờ đục thì việc khai thác tiền sử sẽ giúp chúng tôi khẳng định chẩn đoán. Cơ địa dị ứng là đặc điểm rất quan trọng khi khai thác tiền sử bệnh. Hơn 80% các em sẽ than phiền về tiền sử hen xuyễn lúc còn nhỏ hoặc vẫn đang bị hen suyễn. Viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn cũng được coi là cơ địa dị ứng, mảnh đất màu mỡ để viêm kết mạc mùa xuân phát triển. Không cần những xét nghiệm đắt tiền trong labo, chỉ với câu hỏi cháu có bị ngứa hay không cộng với khám lâm sàng khiến ta có thể chẩn đoán chắc chắn tới 85%. Bệnh nhân viêm kết mạc mùa xuân khốn khổ vì ngứa, càng day dụi càng thích.
Một thể nặng của bệnh là viêm kết mạc quanh năm. Tính chất theo mùa xuân hè của bệnh đã không còn. Bệnh nhân bị ngứa quanh năm, tất nhiên dữ dội nhất là trong dịp hè. Trái ngược với những vất vả và khó chịu của bệnh nhân, vũ khí để chiến đấu với viêm kết mạc mùa xuân lại không có nhiều. Nhóm chống viêm có cortizol, hay gần đây là những thuốc điều hòa miễn dịch như cyclosporine A đã cho thấy tác dụng nhất thời của nó cũng như những biến chứng tiềm tàng rất nguy hiểm. Các thuốc bền màng dưỡng bào, kháng histamine H1, chống viêm không có cortizol phần lớn không làm bệnh nhân thỏa mãn.

 Sơ đồ cấu tạo mắt
Viêm kết mạc “bể bơi”
Mùa hè là mùa của tắm mát, của các môn thể thao dưới nước. Các loại viêm kết mạc liên quan đến tắm nắng, bơi lội có thể phát sinh. Tuy không nhiều nhưng cũng nên biết để tự xử lý hoặc đi khám bệnh. Tắm nắng thái quá, không mang kính bảo vệ, tắm nắng khi đậm độ tia UV đang rất cao từ 10h sáng đến 2h chiều có thể gây bỏng da mi, xung huyết kết mạc, tổn thương biểu mô giác mạc. May thay màu da, màu lông mi và lông mày người Việt Nam chúng ta có nhiều sắc tố, ngăn cản tốt tia UV xâm nhập vào mắt nên những tai nạn như trên còn chưa gặp nhiều.
Với các cư dân ở các đô thị lớn, đi bơi trong các bể bơi công cộng chắc chắn sẽ có người bị đau mắt đỏ. Vì sao vậy? Việc bơi lội làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Các bác sĩ Pháp còn gọi bệnh là viêm kết mạc bể bơi hay viêm kết mạc thể vùi trên người lớn. Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, ra gỉ nhiều, kết mạc có hột đặc hiệu, giác mạc có thể bị ảnh hưởng: viêm giác mạc chấm và thẩm lậu giác mạc vùng rìa, viêm dưới biểu mô và màng máu. Một chu kỳ bệnh diễn tiến từ 3 đến 12 tháng. Chính vì vậy bệnh nhân nên đi khám để lấy đơn thuốc điều trị đặc hiệu: kháng sinh họ macrolit đường uống, tra nhỏ mắt các thuốc có tetracycline, neomycine hay quinolone kiên trì trong 3 tháng.

Đau mắt đỏ
Không ai sống trên đời lại thoát khỏi một lần đau mắt đỏ hay còn gọi là đau mắt dịch. Đáng tiếc là sau khi bị bệnh ta không thu được miễn dịch vĩnh viễn như với sởi hay thủy đậu. Chính vì thế có người sẽ bị lần thứ 2 rồi thứ 3... Thủ phạm là virus nhóm Adeno, có 6 loại dưới nhóm từ A tới F với 47 type huyết thanh khác nhau. Biểu hiện bệnh do Adenovirus trên mắt khá đa dạng: viêm kết mạc có hột cấp, viêm kết giác mạc dịch tễ, viêm thanh quản- kết mạc có sốt và viêm kết giác mạc có hột mạn tính…
Đây là bệnh lý có tính toàn cầu, gây dịch, thường xảy ra vào mùa nóng. Bệnh lây lan dễ dàng do virus có tính kháng cồn, tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế  tới... 35 ngày. Biểu hiện chung là triệu chứng nhiễm virus: sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch. Sau đó là các triệu chứng tại mắt rầm rộ, rất khó chịu: đỏ mắt, ra gỉ, cộm rát. Với thể viêm kết- giác mạc các triệu chứng của viêm giác mạc sẽ xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 14: viêm biểu mô lan tỏa, viêm dưới biểu mô dạng đốm, đám thẩm lậu dưới biểu mô.
Bệnh nhân sẽ có nhìn mờ, chảy nước mắt, sợ sáng khác hẳn với các thể lành tính khác: không có nhìn mờ, sợ sáng, kết thúc nhanh và êm dịu. Một dạng kết thúc khác làm cha mẹ các cháu nhỏ ghê sợ đó là viêm kèm theo giả mạc. Khi có giả mạc việc điều trị sẽ khó khăn hơn, nên cho trẻ bóc giả mạc trong bệnh viện, thường sau 10 ngày bệnh mới có xu hướng lui giảm và khỏi. Thể có viêm thanh quản sẽ kèm với triệu chứng toàn thân nặng hơn: sốt cao, mệt mỏi, đau cơ, nôn mửa. May thay biến chứng vào giác mạc ở thể này lại rất ít. Đau mắt đỏ có xuất huyết dưới kết mạc rộng lại do các virus khác tên là Coxakie A24 và enterovirus gây nên. Tuy lây lan mạnh, làm bệnh nhân lo sợ nhưng lại khỏi nhanh và không có biến chứng.
Dù cho là virus gì thì cách đối phó của chúng ta cũng ít thay đổi. Vệ sinh tay, mắt, chống lây lan là quan trọng nhất. Rửa mắt bằng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo các loại khi có người xung quanh bị đau mắt đỏ. Có thể dùng kháng sinh và các thuốc có steroides nhưng phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt. Đừng quên chính bệnh viện là môi trường phát tán dịch trong mùa dịch do tần xuất gặp gỡ người bệnh- người lành trong bệnh viện là rất rất cao. Chính vì vậy trong những ngày đỉnh dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết, cũng nên tránh chỗ đông người như siêu thị, thang máy. Công tác vô trùng, vệ sinh trong bệnh viện cần được lưu tâm hơn trong mùa nóng.

BS. Hoàng Cương