Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Bước Tiến Mới Trong điều trị bệnh lý giác mạc hình chóp và các bệnh lý giác mạc khác tại Việt Nam.

Bệnh giác mạc hình chóp là một trong những bệnh loạn dưỡng dãn lồi giác mạc và là một trong những chỉ định hàng đầu của phẫu thuật ghép giác mạc. Bệnh được mô tả chi tiết bởi Dr John Nottingham hơn 150 năm trước, tuy nhiên những hiểu biết về cơ chế cũng như điều trị bệnh đạt được rất ít bước tiến trong hàng chục năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu mới về công nghệ và kĩ thuật trong điều trị bệnh, trong khi vẫn dành sự tôn trọng cho các phương pháp truyền thống là sử dụng kính áp tròng và ghép giác mạc trong những giai đoạn muộn.
Giác mạc hình chóp gây bởi tình trạng mỏng nhu mô giác mạc, có thể dẫn đến loạn thị không đều và giảm thị lực. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và tiến triển đến khi trưởng thành trên 30 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp bệnh diễn ra ở cả 2 mắt, trong đó có một mắt sẽ bị nặng hơn. Ở những giai đoạn sớm, thị lực giảm do cận thị và loạn thị không đều. Tuy nhiên khi đến giai đoạn muộn thì thị lực giảm trầm trọng do sẹo giác mạc. Theo thống kê 12-20 % số bệnh nhân giác mạc hình chóp cần được ghép giác mạc để phục hồi thị lực ngay khi tuổi còn trẻ.
 

Trong vài năm trở lại đây đã có sự thay đổi trong quan điểm điều trị bệnh giác mạc hình chóp. Nếu trước đây các phương pháp điều trị tập trung vào việc phục hồi thị lực ở những giai đoạn muộn thì hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng cần phát hiện sớm và ngăn chặn, không để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn.
Phương pháp Collagen cross-linking (CXL) là phương pháp mới nhất trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp tiến triển cùng một số các bệnh lý giác mạc khác như loét giác mạc, tổn thương nội mô sau phẫu thuật và loạn dưỡng giác mạc sau phẫu thuật Lasik. Quy trình điều trị bao gồm gạt biểu mô, nhỏ dung dịch Riboflavin đến khi ngấm toàn bộ nhu mô và chiếu tia cực tím với bước song 370 nm trong 30 phút. Dưới tác dụng của Riboflavin và tia cực tím, các liên kết ngang giữa các sợi collagen cấu tạo nên giác mạc được hình thành. Các liên kết này được hình thành giúp nhu mô giác mạc bền vững hơn trước các tác động cơ học, lý hóa cũng như bền vững hơn trước các enzyme phân hủy, trong khi không thay đổi tính chất trong suốt của giác mạc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều trị các bệnh lý dãn lồi giác mạc như giác mạc hình chóp, loạn dưỡng giác mạc sau phẫu thuật lasik cũng như các bệnh lý khác như loét giác mạc, tổn thương nội mô sau phẫu thuật.
 


Thử nghiệm ứng dụng CXL trên lâm sàng đầu tiên trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp được thực hiện bởi Wollensak và cộng sự. 22 bệnh nhân mắc bệnh giác mạc hình chóp tiến triển được điều trị trong thời gian 3 năm. Trên tất cả các mắt được điều trị, tình trạng tiến triển của bệnh được ngăn chặn. Khúc xạ giác mạc giảm trung bình 2 diop trên 70% số mắt. Kết quả này được khẳng định trong 5 năm theo dõi tiếp theo.
Các nghiên cứu CXL trên lâm sàng được báo cáo trên y văn thế giới có thể tóm tắt trong bảng 1. Các nghiên cứu trên cho thấy không có biến chứng trầm trọng nào trong việc ứng dụng công nghệ này. Phần lớn các biến chứng xảy ra sớm sau điều trị và được giải quyết nhanh chóng nhờ sử dụng kính áp tròng để làm lành biểu mô. Hiện nay CXL đang được nghiên cứu và áp dụng để ngăn chặn sự tiến triển của giác mạc hình chóp tại nhiều nơi trên thế giới.

Tại ViệtNam, từ trước đến nay, bệnh nhân giác mạc hình chóp chỉ có thể được theo dõi, cấp đơn kính kết hợp kính áp tròng để ổn định thị lực. Khi bệnh sang giai đoạn muộn gây sẹo giác mạc thì phương án duy nhất là chỉ định ghép giác mạc để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn giác mạc hiếm đang rất khan hiếm tại ViệtNamcùng với sự phức tạp của quá trình ghép giác mạc khiến cho số lượng bệnh nhân được điều trị ghép giác mạc thành công là rất ít.

Từ tháng 8/2011, bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga trở thành bệnh viện đầu tiên tại ViệtNamáp dụng công nghệ Crosslink trong điều trị các bệnh lý giác mạc. Đây thực sự là một tin vui cho các bác sỹ nhãn khoa cũng như bệnh nhân ViệtNam. Liên kết với viện nghiên cứu các bệnh về Mắt Ufa – Liên Bang Nga, công nghệ Crosslink đã được chuyển giao thành công cho các bác sỹ bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga. Các bệnh lý loạn dưỡng giác mạc, đặc biệt là bệnh giác mạc hình chóp tiến triển có cơ hội đươc điều trị ngay từ những giai đoạn sớm, giúp cải thiện tình trạng khúc xạ và thị lực cho bệnh nhân.

Nguồn : http://demo.vmms.vn/matvietnga/buoc-tien-moi-trong-dieu-tri-benh-ly-giac-mac-hinh-chop-va-cac-benh-ly-giac-mac-khac-tai-viet-nam-3285.html

Bảng 1. Kết quả áp dụng CXL trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp

Tác giả
Loại nghiên cứu
Số lượng Thời gian theo dõi
Kết quả
Biến chứng
Caporrosiet al 14 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 10 mắt /10 bệnh nhân 6 tháng Khúc xạ giác mạc giảm 2.1±0.13 D Không báo cáo
Wittig-Silvaet al 15 Tiến cứu, ngẫu nhiên 66 mắt/ 49 bệnh nhân 12 tháng( 9 bệnh nhân ) Khúc xạ giác mạc giảm 1.45 D Không có biến chứng nghiêm trọng
Hoyer et al16 Hồi cứu 153 mắt/ 111 bệnh nhân 12 tháng (minimum) Khúc xạ giác mạc giảm sau 2 năm 4.34 D 1 trường hợp biến chứng viêm giác mạc được điều trị khỏi
Raiskup-Wolf et al17 Hồi cứu 480 eyes of 272 patients 6 months (tối thiểu) Khúc xạ giác mạc giảm 4.84 D sau năm thứ 3 Không có
Jankov et al 18 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 25 mắt/ 20 bệnh nhân 4–7 tháng Khúc xạ giác mạc giảm 2 D Không có
Vinciguerraet al 19 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 28 mắt/ 28 bệnh nhân 12 tháng Khúc xạ giác mạc giảm 6.07 D Không báo cáo
Grewal et al 20 Tiến cứu, không ngẫu nhiên 102 bệnh nhân 12 tháng Không thay đổi nhiều về thị lực và khúc xạ giác mạc Không báo cáo
Agrawal21 Hồi cứu 37 mắt/ 25 bệnh nhân 12 tháng (minimum) Khúc xạ giảm trung bình 2.47 D trên 54% số mắt Không báo cáo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét