Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Cấu tạo mắt

1. Cấu trúc của mắt
Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.

Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó.

Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:
  • Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc.
  • Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.
  • Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.
Chức năng cơ bản của mắt:
  • Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
  • Là hệ thống thu nhận và “mã hoá” thông tin cho đại não.
  • Là một cơ quan chức năng, "phục vụ" cho sự sống con người.


 
 
  • Thể thủy tinh: giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Nó được treo bởi các dây chằng tròn với cơ thể mi. Giữa giác mạc và thể thủy tinh là thủy dịch, giữa thể thủy tinh và võng mạc là dịch kính. Cả hai chất dịch này giữ cho mắt không bị xẹp.
  • Tiền phòng và hậu phòng: Chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt được gọi là tiền phòng, đối lại chỗ hõm đóng kín quanh sau mống mắt và phần thắt ngang thủy tinh thể (thấu kính mắt) được gọi là hậu phòng. Cả hai phòng đều chứa đầy thủy dịch.
  • Con ngươi (đồng tử): là lỗ tròn giữa màng mống mắt. Phần lớn nhất của hõm sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (corpus vitreum). Cái băng đỡ thủy tinh thể được gọi là vùng bè (mi) (zonula ciliaris zinni) căng ra giữa màng ngang thủy tinh thể và thân bè (corpus ciliare).
  • Các cơ của mắt: cũng tham gia vào một số chức năng của mắt. Các cơ mống mắt giúp điều chỉnh đường kính đồng tử. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Các cơ ngoài mắt điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.
Giác mạc, tiền phòng, con ngươi, thủy tinh thể (thấu kính) và dịch kính có chức năng cho xuyên qua và phản chiếu tia sáng, vì vậy chúng được gọi là môi trường xuyên ánh sáng. Võng mạc và thần kinh mắt tuần tự là những bộ phận tiếp nhận và truyền dẫn xung động ánh sáng. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng điểm (macula lutea) có chức năng nhạy cảm nhất.
 
 
2. Cấu trúc võng mạc
 
Võng mạc được cấu tạo bởi mười lớp. Lớp ngoài cùng chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có vai trò ngăn cản sự phản chiếu ánh sáng trong toàn nhãn cầu, sẽ khiến cho hình ảnh sẽ bị mờ. Vitamin A rất cần thiết để thành lập quang sắc tố.
Võng mạc là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt, chứa các tế bào đặc biệt, có thể goị là tế bào “nhận ảnh” (chúng nhạy với ánh sáng) và các tế bào thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại: hình dẹt và hình que dài. Chúng có chức năng chuyển quang năng thành điện năng cho hệ dây thần kinh, ở đây phản ứng hoá xảy ra.
Các tế bào que dài rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp cho tầm nhìn được xa hơn .Các tế bào nhận ảnh hình dẹt thì ngược lại cần nhiều ánh sáng, nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật ta nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau. Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
Võng mạc tiếp giáp với lớp mao dẫn của mắt, nhưng nhiều chỗ độ tiếp giáp yếu. Khi võng mạc bị bệnh thì độ tiếp giáp càng yếu đi.
 
(Theo Website Bệnh Viện Mắt Cao Thắng – Bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét