Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Cấu trúc của mắt

Con  mắt có thể gọi là dụng cụ quang học phức tạp .Chức năng của nó là “truyền” đúng hình ảnh vào hệ thần kinh thị giác.
Các chức năng cơ bản của mắt:
– Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
– Là hệ thống thu nhận và “ mã hoá ” thông tin cho đại não.
– Là một cơ quan chức năng,  “phục vụ” cho sự sống con người.






Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.
Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó.
Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:
-         Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc.
-         Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.
-         Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.










Thể thủy tinh giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Nó được treo bởi các dây chằng tròn với cơ thể mi. Giữa giác mạc và thể thủy tinh là thủy dịch, giữa thể thủy tinh và võng mạc là dịch kính. Cả hai chất dịch này giữ cho mắt không bị xẹp.
Chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt được gọi là tiền phòng, đối lại chỗ hõm đóng kín quanh sau mống mắt và phần thắt ngang thủy tinh thể (thấu kính mắt) được gọi là hậu phòng. Cả hai phòng đều chứa đầy thủy dịch.
– Lỗ tròn giữa màng mống mắt được gọi là con ngươi. Phần lớn nhất của hõm sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (corpus vitreum). Cái băng đỡ thủy tinh thể được gọi là vùng bè (mi) (zonula ciliaris zinni) căng ra giữa màng ngang thủy tinh thể và thân bè (corpus ciliare).
Giác mạc, tiền phòng, con ngươi, thủy tinh thể (thấu kính) và dịch kính có chức năng cho xuyên qua và phản chiếu tia sáng, vì vậy chúng được gọi là môi trường xuyên ánh sáng. Võng mạc và thần kinh mắt tuần tự là những bộ phận tiếp nhận và truyền dẫn xung động ánh sáng. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng điểm (macula lutea) có chức năng nhạy cảm nhất.
Các cơ của mắt cũng tham gia vào một số chức năng của mắt. Các cơ mống mắt giúp điều chỉnh đường kính đồng tử. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Các cơ ngoài mắt điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.















     Giác mạc: Là lớp màng trong suốt phủ phần trước con mắt. Giác mạc không chứa mao mạch dẫn máu, nó có khả năng biến dạng lớn, nó là một bộ phận trong hệ quang học của mắt. Giác mạc tiếp giáp với củng mạc.
      Khoang trước của mắt: Là phần không gian giữa giác mạc và tròng mắt. Phần này chứa đầy chất lỏng
      Tròng mắt: Về hình dạng tròng mắt tròn, có lỗ rỗng ở bên trong gọi là con ngươi Tròng mắt là khối cơ co bóp được ,nó làm cho kích thước con ngươi thay đổi được . Tròng mắt thuộc lớp chứa mao dẫn của mắt. Tròng mắt chứa các tế bào sắc tố, mắt xanh hay nâu là do các tế bào sắc tố khác nhau. Tròng mắt có vai trò như màn chắn ánh sáng của các máy ảnh, điều chỉnh cho dòng ánh sáng vào ít hay nhiều.

     Con ngươi:
Là lỗ ở tròng mắt. Kích thước của nó phụ thuộc vào độ sáng nhiều ít của ánh sáng chiếu vào mắt. Ánh sáng nhiều thì nó nhỏ đi.
      Nhân mắt: Nó được xem là “ lăng kính tự nhiên ” của con mắt. Nhân mắt trong suốt co giãn được, nó có khả năng tức thì xác định tiêu điểm của mình . Nhờ đó con người nhìn được ở các khoảng cách khác nhau. Nhân mắt được bọc bằng một túi, được giữ bởi một cái đai gọi là đai Mi. Nhân mắt là một bộ phận thuộc hệ quang học của mắt.
      Tinh thể mắt: là vật thể trong suốt, hình dạng giống quả táo ,nằm phía trong của mắt. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất của mắt và cũng là một bộ phận thuộc hệ quang học của mắt.
      Võng mạc: Là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt, chứa các tế bào đặc biệt, có thể goị là tế bào “nhận ảnh” (chúng nhạy với ánh sáng) và các tế bào thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại: hình dẹt và hình que dài .Chúng có chức năng chuyển quang năng thành điện năng cho hệ dây thần kinh, ở đây phản ứng hoá xảy ra.
      Các tế bào que dài rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng , giúp cho tầm nhìn được xa hơn .Các tế bào nhận ảnh hình dẹt thì ngược lại cần nhiều ánh sáng ,nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật ta nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau .Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
      Võng mạc tiếp giáp với lớp mao dẫn của mắt, nhưng nhiều chỗ độ tiếp giáp yếu .Khi võng mạc bị bệnh thì độ tiếp giáp càng yếu đi.
      Củng mạc: là lớp phủ bên ngoài của khối tinh thể mắt ,nhưng nằm phía sau mắt ,tiếp giáp với phần giác mạc trong suốt .ở củng mạc có sáu cơ giúp con mắt chuyển động được. Trong lớp màng này cũng có các đầu dây thần kinh vào mao mạch ,nhưng không nhiều.
      Lớp mao mạch: Nằm phủ sát củng mạc và võng mạc. Lớp mao mạch cung cấp máu cho các bộ phận của mắt. Khi võng mạc tổn thương thì gây bệnh cho mắt. Trong lớp mao mạch không có dây thần kinh ,vì vậy nếu lớp này mắc bệnh thì người ta không thấy đau đớn, mà chỉ có chút cảm giác không bình thường.
      Dây thần kinh thị giác: Là hệ thống truyền tín hiệu từ các đầu dây thần kinh về đại não.
      Cấu tạo giác mạc: Muốn hiểu quá trình điều chỉnh thị lực bằng phương pháp Laser xảy ra thế nào và ai phải thực hiện phẫu thuật giác mạc thì đều phải biết sâu về cấu tạo của giác mạc.




- Lớp biểu mô của giác mạc: là lớp ngoài bảo vệ ,có đặc tính tự phục hồi khi bị tổn thương .Do giác mạc không có mao mạch nên oxy được lớp biểu mô lấy từ nước mắt phủ trên mắt .Biểu mô điều khiển sự chuyển động của chất lỏng trong mắt.
- Lớp màng Boumenov: Nó nằm dưới lớp biểu mô ,có chức năng bảo vệ và tham gia quá trình nuôi dưỡng giác mạc. Nếu bị tổn thương thì lớp này không tự phục hồi được.
- Nhu mô: Là phần lớn nhất của giác mạc ,nó gồm các lớp “ Sợi ” xếp thành thớ ngang .Nó có các tế bào hồi sinh.
- Màng Desem: Ngăn cách phía trong giác mạc với một lớp biểu mô trong , gọi là Endocheli  Màng này có độ co giãn lớn và khó bị tổn thương.
- Lớp Endotelyi: Là lớp tế bào giữ cho giác mạc có màu trong suốt và còn thực hiện chức năng nuôi dưỡng giác mạc .Lớp này tự phục hồi rất kém khi bị tổn thương .Nó còn có chức năng quan trọng là “cái bơm” để thấm ,rút chất lỏng ,nếu thừa từ giác mạc. Vậy lớp này giữ cho giác mạc trong suốt. Các tế bào của lớp này ít dần đi khi người cao tuổi lên, khi người mới sinh ra số tế bào này là 3500/mm2 ,ở độ tuổi cao chỉ còn 1500-2000/mm2. Số tế bào này cũng giảm đi khi mắt bị chấn thương ,mắc bệnh, …Nếu mật độ này dưới 800 TB/mm2 thì giác mạc mất độ trong suốt.
- Lớp nước mắt: có vai trò quan trọng với tính chất quang học của mắt.

2. Cấu trúc võng mạc
Võng mạc được cấu tạo bởi mười lớp. Lớp ngoài cùng chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có vai trò ngăn cản sự phản chiếu ánh sáng trong toàn nhãn cầu, sẽ khiến cho hình ảnh sẽ bị mờ. Vitamin A rất cần thiết để thành lập quang sắc tố.
Các lớp tiếp theo được cấu tạo bởi các nơrôn chính sau đây: tế bào gậy và tế bào nón, tế bào lưỡng cực, tế bào ngang, tế bào đuôi ngắn và tế bào hạch. Theo hàng dọc, tế bào gậy và tế bào nón tạo xináp với tế bào lưỡng cực, tế bào lưỡng cực tạo xináp với tế bào hạch. Sợi trục của tế bào hạch tập hợp lại thành dây thần kinh thị giác, rời khỏi mắt tại vùng gai thị. Theo hàng ngang, tế bào ngang nối các tế bào nhận cảm với nhau và với tế bào lưỡng cực; tế bào đuôi ngắn nối các tế bào hạch với nhau và với tế bào lưỡng cực.
Mỗi bên mắt chứa khoảng 120 triệu tế bào nhận cảm. Tế bào lưỡng cực ít hơn nhiều, và tế bào hạch chỉ có khoảng một triệu. Do đó trong võng mạc sự hội tụ vào khoảng 100:1. Tại điểm vàng và nhất là tại lõm trung tâm, sự hội tụ chỉ là 1:1. Ở đây không có tế bào gậy và chỉ toàn tế bào nón; một tế bào nón chỉ liên hệ với một tế bào lưỡng cực, và một tế bào lưỡng cực chỉ liên hệ với một tế bào hạch. Lõm trung tâm là nơi có thị lực cao nhất trong võng mạc nên khi nhìn chăm chú một vật nào đó, mắt sẽ di chuyển sao cho các tia sáng phát xuất từ vật đó sẽ rơi vào lõm trung tâm. Gai thị không có các tế bào nhận cảm nên được gọi là điểm mù.
3. Cấu trúc của tế bào nhận cảm
Tế bào nhận cảm gồm ba vùng: đoạn ngoài, đoạn trong và vùng xináp. Đoạn ngoài chứa nhiều đĩa, bên trong chứa quang sắc tố; đoạn ngoài của tế bào gậy mảnh, của tế bào nón dày hơn, hình chóp. Đoạn trong chứa nhiều ty thể. Vùng xináp tiếp xúc với tế bào ngang và tế bào lưỡng cực; chất dẫn truyền thần kinh là glutamat được phóng thích liên tục vào khe xináp.
4. Đường dẫn truyền thị giác
Sau khi rời khỏi mắt, các dây thần kinh từ phân nửa võng mạc phía mũi giao thoa tại giao thoa thị. Sau giao thoa thị là các giải thị đến tận cùng tại thể gối ngoài. Từ thể gối ngoài các tia thị đến thùy chẩm vỏ não.
Sự kích thích ánh sáng phù hợp với mắt là những tia sáng nhìn được, có nghĩa là có độ sóng dài khoảng 400 đến 700nm (nanomatroj: nanômét). Sự kích thích đó được tiếp nhận trước hết do tế bào thị giác võng mạc được gọi là tế bào hình kim và gai thị rồi thần kinh thị giác chuyển xung động lên đến trung tâm nhìn trong sọ não.
Đường chéo các xung động, gọi là đường cảm nhận thị giác là đều đặn nhất. Những sợi quang học giao chéo nhau (kiasmo) dưới đáy não quanh tuyến yên và lên đến trung tâm nhìn thứ nhất (4 mấu lồi và mấu cạnh hình đầu gối). Xuyên qua trung tâm nhìn thứ nhất những sợi thần kinh mới cuối cùng lên đến trung tâm nhìn sau gáy qua các vòng Meyer và các tia nhìn Gratiolet vùng chẩm.
CON NGƯƠI MẮT
Lỗ tròn giữa cơ tròng mắt được gọi là con ngươi mắt. Nó phục vụ không chỉ là như vật điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt mà còn cũng để giải điều hòa. Sự vận động của con ngươi mắt ảnh hưởng rất tinh tế vào cân bằng các hệ thống thần kinh tự động. Người ta nói là con ngươi mắt luôn luôn không nghỉ.
- Các sợi thần kinh vận động con ngươi cùng đi lên với các sợi thần kinh thị giác cho đến trung tâm nhìn thứ nhất. Ở đây chúng tách riêng đi lên hạch tâm – Edinger – Westphal, từ đó các sợi hướng tâm bắt đầu đi đến cơ thắt qua hạch mi. Mặt khác, các sợi giao cảm của con ngươi chuyển từ trung tâm tuyến yên đi xuống qua cột sống cổ và lưng, rồi chạy lên hạch giao cảm cổ, cuối cùng về đến cơ đàn hồi của đồng tử.
Bằng cách đó, chùm thần kinh vận động của con ngươi mắt mở ra rất rộng và phức tạp qua hệ thần kinh trung ương và do đó các triệu chứng con ngươi được xem là rất quan trọng trong việc xác định vị trí của những thay đổi bệnh lý.
Con ngươi mắt bình thường có đường kính là 3.4 – 4.5 mm, khi đường kính đó hơn 5 mm, người ta nói đó là chứng dãn đồng tử (mydriaso) và khi nó ít hơn 2 mm thì đó là chứng co đồng tử (miozo). Thông thường thì người đàn bà có con ngươi mắt lớn hơn ở đàn ông, người cận thị hơn ở người viễn thị, người trẻ hơn ở người già.
Biến thái khác của con ngươi (metamorphocoria) được thấy ở trường hợp con ngươi bị dính (sinekio) hoặc ở trường hợp biến chứng giang mai (metasifilo).
Những thay đổi con ngươi đột ngột xảy ra là do phản ứng ánh sáng và phản ứng hội tụ. Khi tia sáng rọi vào mắt, con ngươi bé lại (phản ứng ánh sáng trực tiếp) đồng thời con ngươi kia cũng bé lại (phản ứng ánh sáng gián tiếp). Sự phản ứng con ngươi do tia sáng là hiện tượng cơ bản nhất chỉ rõ những thay đổi bệnh lý khác nhau. Con ngươi mất vận động gọi là con ngươi co cứng, ví dụ như chứng thông manh tuyệt đối (amauroza hemianopsia rigideco). Cái gọi là chứng co cứng con ngươi phản xạ (refleksa pupilrigideco), (con ngươi của Argyll Robertson) là trạng thái lạ thường, trong đó con ngươi bé lại, thị lực tương đối tốt, phản ứng hội tụ được giữ lại và chỉ có mất phản ứng ánh sáng và thường thấy biến chứng giang mai được gọi là chứng ta bét lưng (dorsa tabeco) hoặc chứng bại liệt nói chung.
Bệnh Adie (pupilotomio) thể hiện sự phản ứng chậm chạp kèm theo sự mất đi phản xạ bánh chè, thường được gọi là chứng giả tabet (pseudo tabeso), nhưng có thể gây ra do sự rối loạn bài tiết bên trong.
Những phản ứng xúc động là chứng dãn nở đồng tử gây ra do sự hoảng sợ hoặc đau đớn.
Những ngộ độc thần kinh tự động và thay đổi con ngươi:
- Chứng liệt dãn đồng tử, chứng liệt cơ thắt; thần kinh-vận nhãn (phó giao cảm), trúng độc atropin, chứng skopolamino, homatropino,…
- Chứng dãn co giật đồng tử (midriazo spasmo), chứng co giật phần dãn nở thần kinh giao cảm, chứng adrenalino (tuyến thượng thận), kokaino (ma túy).
- Chứng tê liệt cơ đồng tử (miozo), liệt phần dãn nở; thần kinh giao cảm, nhiễm độc ergotin, triệu chứng Horner…
- Chứng co giật hẹp đồng tử, chứng co giật cơ thắt, thần kinh vận nhãn, mao mạch (pilokarpino), eserino kiềm chất (fisostigmino).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét